HỘI ĐỒNG HỌC VIỆN

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG HỌC VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG NHIỆM KỲ 2020 – 2025

STT Họ và tên Chức danh/Chức vụ/Đơn vị
1 GS.TS Từ Minh Phương Bí thư Đảng ủy Học viện, Chủ tịch Hội đồng Học viện
2 PGS.TS Đặng Hoài Bắc Phó Bí thư Đảng ủy Học viện, Giám đốc Học viện
3 TS. Vũ Tuấn Lâm Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện
4 TS.Tân Hạnh Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Học viện
5 PGS.TS Trần Quang Anh Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện, Phó Giám đốc Học viện
6 PGS.TS Nguyễn Tiến Ban Đảng ủy viên, Trưởng khoa Viễn thông 1
7 Ths Đặng Thu Hà Đảng ủy viên, Trưởng phòng Phòng Tổ chức cán bộ Lao động
8 TS. Nguyễn Trung Kiên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện, Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông CDIT
9 TS. Nguyễn Lương Nhật Đảng ủy viên, Trưởng khoa Kỹ thuật Điện tử 2
10 Ths. Nguyễn Chí Thành Đảng ủy viên, Trưởng phòng Giáo vụ
11 PGS.TS Võ Nguyễn Quốc Bảo Trưởng khoa Viễn thông 2
12 TS. Lê Xuân Công Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông
13 TS. Nguyễn Thiện Nghĩa Phó Cục trưởng, Phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông
14 TS. Nguyễn Thị Kim Phụng Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
15 Ông Nguyễn Trung Chính Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tập đoàn Công nghệ CMC
16 Ông  Huỳnh Quang Liêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
17 Ông Tào Đức Thắng Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội
18 TS. Nguyễn Duy Phương Trưởng khoa Công nghệ thông tin 1
19 Ngô Kiều Anh Sinh viên khóa D2020 ngành Thương mại Điện tử

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HỌC VIỆN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG (Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 10/NQ-HĐHV ngày 27/10/2020 của Hội đồng Học viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Học viện:

Hội đồng Học viện có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Luật Giáo dục đại học hiện hành, cụ thể như sau:

1. Quyết định về chiến lược, kế hoạch phát triển, kế hoạch hàng năm của Học viện; chủ trương sáp nhập, liên kết với cơ sở giáo dục đại học khác; chủ trương phát triển Học viện thành đại học.

2. Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tài chính, quy chế dân chủ cơ sở của Học viện.

3. Quyết định phương hướng tuyển sinh, mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục đại học giữa Học viện với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.

4. Quyết định về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các đơn vị thuộc và trực thuộc Học viện; ban hành danh mục vị trí việc làm, tiêu chuẩn và điều kiện làm việc của từng vị trí; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức và người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Quyết định và trình cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Học viện; bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm Phó Giám đốc Học viện trên cơ sở đề xuất của Giám đốc Học viện; việc quyết định các chức danh quản lý khác do quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện quy định; tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của Chủ tịch Hội đồng Học viện, Giám đốc Học viện; lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng Học viện, Giám đốc Học viện vào giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất theo quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện.

6. Quyết định chính sách thu hút các nguồn đầu tư phát triển Học viện; chính sách học phí, hỗ trợ người học; phê duyệt kế hoạch tài chính; thông qua báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo quyết toán kinh phí đối với các nguồn thu hợp pháp của Học viện.

7. Quyết định chủ trương đầu tư và sử dụng tài sản có giá trị lớn thuộc thẩm quyền của Học viện theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện; quyết định chính sách tiền lương, thưởng, quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, quản lý Học viện theo  kết quả, hiệu quả công việc và vấn đề khác theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện.

8. Giám sát việc thực hiện quyết định của Hội đồng Học viện, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của Học viện và trách nhiệm giải trình của Giám đốc Học viên; giám sát quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Học viện; báo cáo hằng năm trước Hội nghị toàn thể của Học viện về kết quả giám sát và kết quả hoạt động của Hội đồng Học viện; khi cần thiết, tham vấn chuyên gia để thẩm định các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Học viện.

9. Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của Hội đồng Học viện; thực hiện công khai, minh bạch thông tin, chế độ báo cáo; chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm giải trình trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng Học viện; chịu sự giám sát của xã hội, cá nhân và tổ chức trong Học viện.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Học viện:

1. Số lượng thành viên Hội đồng Học viện là 19 người. Hội đồng Học viện có Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các thành viên Hội đồng. Hội đồng Học viện đương nhiệm có thể quyết định thay đổi thành viên trên cơ sở hoàn cảnh thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật;

2. Hội đồng Học viện gồm các thành viên trong Học viện và các thành viên ngoài Học viện.

a) Thành viên trong Học viện bao gồm thành viên đương nhiên bầu bởi Hội nghị đại biểu của Học viện.

Thành viên đương nhiên bao gồm Bí thư Đảng ủy Học viện, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Công đoàn Học viện và đại diện Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện là người học của Học viện;

Thành viên bầu bao gồm đại diện giảng viên chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của Hội đồng Học viện; đại diện viên chức và người lao động;

b) Thành viên ngoài Học viện chiếm tỷ lệ tối thiểu 30%tổng số thành viên của Hội đồng Học viện, bao gồm: đại diện của Bộ Thông tin và Truyền thông; đại diện của cộng đồng xã hội do hội nghị đại biểu của Học viện bầu, bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động.

3. Hội đồng Học viện gồm 03 (ba) Ban chuyên môn, được quy định cụ thể tại Điều 9 của Quy chế này.

Nguyên tắc chung hoạt động của Hội đồng Học viện

1. Nhiệm kỳ của Hội đồng Học viện là 05 năm. Trong trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng Học viện.

2. Hội đồng Học viện làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số về các vấn đề trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Quy chế này. Quyết định của Hội đồng được thực hiện bằng hình thức nghị quyết.

3. Khi Chủ tịch Hội đồng Học viện không thể chủ trì cuộc họp của Hội đồng Học viện thì ủy quyền cho một trong số các thành viên Hội đồng Học viện để điều hành cuộc họp của Hội đồng Học viện. Văn bản ủy quyền phải được gửi đến Bộ Thông tin và Truyền thông và thông báo công khai cho các thành viên Hội đồng. Người được ủy quyền có trách nhiệm báo cáo lại với Chủ tịch Hội đồng Học viện những nội dung đã được thông qua tại cuộc họp của Hội đồng Học viện. Thời gian ủy quyền không quá 06 tháng.

4. Hội đồng Học viện được sử dụng con dấu và bộ máy tổ chức của Học viện để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công việc của mình.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Học viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: NQ10-HDHV-Quy che TCHD HDHV

Quyết định về việc công nhận Hội đồng Học viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhiệm kỳ 2020 – 2025: 1508QD

Quyết định về việc công nhận Chủ tịch Hội đồng Học viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông nhiệm kỳ 2020 – 2025:1509QD