Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Ở thời đại của cách mạng 4.0 đang phát triển như vũ bão hiện nay khi mà trí tuệ nhân tạo AI đang làm chủ công nghệ, dù ở bất cứ ngành nào cũng có sự thay đổi mạnh mẽ, thì những phát thanh viên của chúng ta sẽ ở đâu và thay đổi ra sao để phù hợp với thời đại. Những thách thức phải đối mặt và những cơ hội nào sẽ mở ra? là nội dung được các chuyên gia chia sẻ tại chương trình Livestream “MC ảo – thách thức với nghề phát thanh viên”. Chương trình được thực hiện do Tập đoàn Naver tài trợ”. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia: TS. Trần Tiến Công – Giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin 1, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Phát Thanh Viên Phạm Nguyễn Sơn Tùng – Đài Tiếng nói Việt Nam.
Với mục đích giúp các bạn sinh viên Học viện, những khán giả quan tâm có điều kiện tiếp xúc với những chuyên gia hàng đầu về công nghệ và ngành phát thanh truyền hình cũng như giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan trong hoạt động ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động, đặc biệt là ngành phát thanh truyền hình,
TS.Trần Tiến Công, giảng viên khoa Công nghệ thông tin 1, chia sẻ với các em sinh viên: “Việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào hoạt động phát thanh truyền hình đã tăng tính tiện lợi, giảm công lao động và tăng hiệu suất lao động. Việc áp dụng các ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công việc cũng thúc đẩy những người làm chương trình truyền hình phải học tập nhiều hơn, năng động hơn. Tuy nhiên, con người vẫn là trung tâm. Các ứng dụng công nghệ không thể thay thế được kinh nghiệm, kỹ năng và năng khiếu đối với những người làm công việc sáng tạo”.
Tại chương trình anh Sơn Tùng nhấn mạnh: Có thể thấy là thời đại công nghệ phát triển thì tất cả mọi thứ đang bắt đầu hòa nhập và lai ghép lại với nhau. Chúng ta học tập các chương trình lai ghép giữa công nghệ và kinh tế, giữa công nghệ và báo chí, giữa công nghệ và các ngành nghề khác. Bản thân chúng ta cũng phải học tập và trau dồi rất nhiều các kỹ năng để phù hợp với thời đại. Đối với nghề MC nói riêng và nghề phát thanh truyền hình nói riêng thì bản thân tôi nghĩ mấu chốt là “sự dẫn dắt”: dẫn dắt dư luận, dẫn dắt cảm xúc, dẫn dắt công chúng một cách khéo léo theo ý mình
Dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận xã hội đang ngày một phát triển do sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Những chia sẻ của nhóm thực hiện chương trình có thể phần nào cung cấp những kiến thức, góc nhìn và góp một phần nhỏ bé trang bị cho các bạn sinh viên, nhất là sinh viên khối ngành Báo chí, Đa phương tiện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ có những định hướng và chuẩn bị những hành trang tri thức để bước vào đời trong tương lai.
130 lượt xem