Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thông báo tuyển sinh trình độ thạc sĩ Đợt 1 năm 2019. Cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
Đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.
II. HÌNH THỨC, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO:
1. Hình thức và thời gian đào tạo:
– Hình thức đào tạo: Chính quy
– Thời gian đào tạo: từ 1,5 đến 2,0 năm (theo từng chuyên ngành)
2. Địa điểm đào tạo:
Tại Phía Bắc: Cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Km10 đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Tp. Hà Nội; Điện thoại: 024.33512254; Fax: 024.33829236
Tại Phía Nam: Cơ sở đào tạo tại TP. Hồ Chí Minh, Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. Hồ Chi Minh, Điện thoại: 028.38297220; Fax: 028.38295092
III. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO, MÔN THI TUYỂN VÀ CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO:
Chuyên ngành đào tạo | Mã số | Môn thi tuyển | Chỉ tiêu
(Dự kiến) |
||
Cơ bản | Cơ sở | Ngoại ngữ | |||
Kỹ thuật viễn thông | 8520208 | Toán cao cấp | Lý thuyết mạch | Tiếng Anh |
220 |
Kỹ thuật điện tử | 8520203 | ||||
Hệ thống thông tin | 8480104 | Toán rời rạc | Kỹ thuật lập trình | ||
Khoa học máy tính | 8480101 | ||||
Quản trị kinh doanh | 8340101 | Toán kinh tế | Kinh tế học | 60 |
Ghi chú: Tại Cơ sở Phía Nam, Học viện tổ chức tuyển sinh và đào tạo 04 chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông, Kỹ thuật điện tử, Hệ thống thông tin và Quản trị kinh doanh.
Các trường hợp được miễn thi môn Tiếng Anh:
Thí sinh được miễn thi môn Tiếng Anh nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
IV. ĐIỀU KIỆN DỰ THI:
Người dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện phải có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy hoặc hình thức vừa làm vừa học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hoặc tại các cơ sở đào tạo khác được chấp nhận tương đương với bằng đại học của Học viện ngành/chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi;
b) Đã tốt nghiệp đại học theo hình thức giáo dục từ xa ngành/chuyên ngành đúng hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi, nếu tốt nghiệp từ loại Giỏi trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp, nếu tốt nghiệp từ loại Khá trở xuống phải có 01 năm thâm niên công tác tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi;
c) Người đã tốt nghiệp đại học ngành/chuyên ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, ngoài điều kiện về thâm niên công tác thì phải học Bổ sung kiến thức trước khi dự thi.
d) Người đã tốt nghiệp đại học các ngành/chuyên ngành công nghệ, kỹ thuật, khoa học tự nhiên, kiến trúc, xây dựng, môi trường, nông – lâm nghiệp, pháp luật, chính trị, du lịch, quản lý nhà nước, quân sự, an ninh có tối thiểu 02 năm thâm niên công tác trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý tính từ ngày được công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi, sau khi học bổ sung kiến thức 12 môn sẽ được phép dự thi chuyên ngành Quản trị kinh doanh trình độ thạc sĩ của Học viện.
e) Người có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ngoài các điều kiện nêu trên phải có giấy chứng nhận văn bằng tốt nghiệp của Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần; Danh mục các môn học Bổ sung kiến thức như Phụ lục II kèm theo hoặc xem tại cổng thông tin tuyển sinh của Học viện: http://tuyensinh.ptit.edu.vn.
a. Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
b. Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh.
c. Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động.
d. Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại điểm V.1.a.
e. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, được Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học
f . Con liệt sĩ.
2. Các loại giấy tờ cần nộp để được hưởng chính sách ưu tiên:
3. Chính sách ưu tiên:
Ghi chú: Mọi trường hợp bổ sung hồ sơ đối tượng ưu tiên sau ngày thi tuyển đều không được chấp nhận.
VI. ĐIỀU KIỆN TRÚNG TUYỂN, XÉT TUYỂN
1. Thí sinh thuộc diện để xét trúng tuyển phải đạt 50% của thang điểm đối với mỗi môn thi (sau khi đã cộng điểm ưu tiên, nếu có)
2. Căn cứ vào chỉ tiêu và tổng điểm hai môn thi của từng thí sinh (không cộng điểm môn ngoại ngữ), Hội đồng tuyển sinh sẽ xác định phương án điểm trúng tuyển, theo nguyên tắc lấy từ thí sinh có điểm cao từ trên xuống và đảm bảo ngưỡng chất lượng.
3. Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi (đã cộng điểm ưu tiên, nếu có) thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên:
– Ưu tiên thí sinh là nữ;
– Người có điểm môn Cơ sở cao hơn;
– Người được miễn thi Tiếng Anh hoặc người có điểm môn Tiếng Anh cao hơn.
Ghi chú: Học viện chỉ tổ chức lớp học khi mỗi lớp có từ 25 học viên trở lên. Nếu số lượng ít hơn 25 học viên / lớp thì các học viên đã trúng tuyển có thể được xem xét chuyển sang chuyên ngành khác phù hợp (cùng môn thi tuyển sinh) hoặc có thể bảo lưu kết quả trúng tuyển và học cùng với đợt tuyển sinh tiếp theo.
VII. HỒ SƠ TUYỂN SINH:
a. Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học;
b. Các loại giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có).
c. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức của Học viện trong thời hạn 01 năm kể từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự thi (nếu có);
4. Chứng chỉ tiếng Anh theo quy định (nếu có).
5. 01 Công văn cử đi dự thi của Thủ trưởng cơ quan quản lý đối với thí sinh do cơ quan cử đi (không yêu cầu đối với thí sinh tự do).
6. Giấy xác nhận thâm niên công tác hoặc Hợp đồng lao động/ Quyết định tiếp nhận công tác (đối với thí sinh phải có điều kiện về thời gian công tác);
7. 04 Ảnh mầu cỡ 3x4cm (ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh ở mặt sau) và 02 phong bì dán tem và đề sẵn địa chỉ liên hệ của thí sinh;
8. 01 Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký đến ngày nộp hồ sơ;
9. Giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.
VIII. PHÍ TUYỂN SINH:
Lưu ý: – Phí đăng ký dự thi và phí dự thi nộp một lần khi nộp hồ sơ ĐKDT.
IX. THỜI GIAN TỔ CHỨC THI TUYỂN SINH:
(Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, Học viện có tổ chức các lớp Ôn tập với thời gian trong hoặc ngoài giờ hành chính).
3. Học Bổ sung kiến thức:
– Học viện tổ chức lớp học BSKT cho thí sinh: Từ ngày 12/02/2019 đến ngày 13/05/2019
(Thí sinh khi đến đăng ký học BSKT mang theo bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm để xác định số môn cần phải học BSKT).
– Các trường hợp đã học và được công nhận hoàn thành chương trình BSKT của Học viện trong thời gian 12 tháng (tính từ ngày có quyết định công nhận hoàn thành chương trình đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi) được miễn học các môn BSKT của ngành tương ứng.
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:
Tại Phía Bắc:
Văn phòng Giao dịch một cửa (Bộ phận Tuyển sinh)
Km10 đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024.33528122; Fax: 024.33829236.
Email: tuyensinh@ptit.edu.vn
Website: http://tuyensinh.ptit.edu.vn
Tại Phía Nam:
Phòng Đào tạo và Khoa học Công nghệ – Cơ sở Học viện tại Tp.Hồ Chí Minh
Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.38297220; Fax: 028.39105510
Email: tuyensinh@ptithcm.edu.vn
Website: http://ptit.edu.vn; http://ptithcm.edu.vn
Mọi thông tin chi tiết và mẫu hồ sơ đăng ký dự thi, đề cương ôn tập kiến thức thí sinh có thể xem và tải về tại trang thông tin điện tử của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông theo địa chỉ: http://tuyensinh.ptit.edu.vn.
4903 lượt xem