[PTIT-LATS] NCS Lê Thị Thùy Dương bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Học viện

đăng ký thi tiếng anh đầu vào năm 2024 đợt 1
THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ ĐỢT 1 NĂM 2024
06/03/2024
z5234784629819_de6b637ca035ba6925abf78be547f6eb
[PTIT-LATS] NCS Ngô Thế Anh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Học viện
10/03/2024

Vào 8h30 ngày 09/03/2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Lê Thị Thùy Dương về:

Đề tài: Giải pháp điều khiển tắc nghẽn trong mạng IoT với giao thức CoAP

Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông

Mã số chuyên ngành: 9.52.02.08

Dưới sự hướng dẫn khoa học của: PGS.TSKH. Hoàng Đăng Hải và TS. Phạm Thiếu Nga.
z5234958127175_11f6ea8d9ff01842a6437773131063c7 Toàn cảnh buổi Bảo vệ của NCS Lê Thị Thùy Dương

Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện gồm các thành viên: GS.TSKH. Đỗ Trung Tá – Hội Truyền thông số Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng; PGS.TS. Lê Nhật Thăng – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Ủy viên Thư ký; PGS.TS. Nguyễn Hữu Thanh – Đại học Bách khoa Hà Nội – Ủy viên-Phản biện 1; PGS.TS. Nguyễn Cảnh Minh – Trường Đại học Giao thông Vận tải – Ủy viên-Phản biện 2; PGS.TS. Hoàng Trọng Minh – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Ủy viên-Phản biện 3; PGS.TS. Lê Hữu Lập – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông- Ủy viên; TS. Phạm Duy Phong – Trường Đại học Điện lực – Ủy viên.

Khách mời tham dự buổi bảo vệ còn có các nhà khoa học đến từ các trường đại học, cơ sở nghiên cứu trong và ngoài Học viện, các bạn bè, đồng nghiệp và người thân của NCS.

Sau khi xem xét hồ sơ luận án, nghe NCS Lê Thị Thùy Dương trình bày luận án và trả lời các câu hỏi, Hội đồng đã thống nhất đánh giá:

  1. Đề tài luận án phù hợp mã số chuyên ngành. Nội dung trình bày trong luận án chưa thấy trùng lặp với các công trình của các tác giả khác.
  2. Luận án có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn trong việc giảm tắc nghẽn mạng IoT thuộc lĩnh vực Kỹ thuật viễn thông.
  3. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp.
  4. Các kết quả và đóng góp của luận án:

(i) Đề xuất giao thức cải tiến RCoAP từ CoAP dựa trên tốc độ để điều khiển tắc nghẽn trong mạng IoT với cơ chế điều khiển tăng giảm tốc độ phát phù hợp với tình trạng tắc nghẽn nhằm cải thiện hiệu năng mạng.

(ii) Đề xuất giao thức cải tiến FCoAP từ CoAP điều khiển tắc nghẽn sử dụng hệ điều khiển mờ theo biến thiên động của tình trạng tắc nghẽn và các tham số mạng nhằm cải thiện hiệu năng mạng IoT.

  1. NCS đã trả lời tương đối đầy đủ và thỏa đáng các câu hỏi do các thành viên Hội đồng và của các cán bộ khoa học không thuộc Hội đồng đặt ra.

z5234975441688_8fcc9ab900b11ac4bcb3009eb677eddb NCS Lê Thị Thùy Dương chụp ảnh cùng Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện

Hội đồng Kết luận:

  • Luận án của NCS Lê Thị Thùy Dương đáp ứng các yêu cầu một luận án tiến sĩ kỹ thuật theo quy định hiện hành. Luận án cần chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội đồng và các nhà khoa học tham dự.
  • Tóm tắt luận án phản ánh trung thành nội dung chính của luận án.
  • Căn cứ vào kết quả bỏ phiếu (có 7/7 thành viên có mặt bỏ phiếu tán thành, trong đó có 2/7 phiếu xuất sắc), Hội đồng nhất trí đề nghị Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông công nhận học vị tiến sĩ kỹ thuật cho NCS Lê Thị Thùy Dương.
  • Nghị quyết của Hội đồng đã được Chủ tịch Hội đồng đọc thông báo cho mọi người tham dự buổi bảo vệ biết và lấy biểu quyết với 7/7 thành viên của Hội đồng thông qua.