Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trình bày tham luận tại Hội thảo “Sự phát triển của kinh tế Việt Nam dưới tác động của trí tuệ nhân tạo AI”

Công đoàn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức các hoạt động hướng tới kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2024)
04/03/2024
Khảo sát sơ bộ đánh giá kiểm định 4 chương trình đào tạo tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
04/03/2024

Vừa qua, tại Quảng Ninh, Samsung Việt Nam và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình gặp gỡ thành viên VOSP và Hội thảo “Sự phát triển của kinh tế Việt Nam dưới tác động của trí tuệ nhân tạo AI”. Chương trình có sự hiện diện của GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viện Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Mình cùng hơn 100 thành viên VOSP và đại biểu khách mời. Theo lời mời của Samsung Việt Nam dành cho đối tác toàn diện, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông PGS.TS Đặng Hoài Bắc đã tham dự và có bài tham luận tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, ông Yong Kyun Kim, Giáo sư Viện nghiên cứu chính trị và Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc) đã trình bày tham luận với nội dung “Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam và các nước đang phát triển”.

PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện trình bày tham luận tại Hội thảo

Tiếp đó, PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện đã trình bày tham luận “Tác động của AI đến phát triển kinh tế Việt Nam và thị trường lao động”. Giám đốc Học viện nhấn mạnh: Kinh tế trí tuệ nhân tạo (AI) là một xu thế phát triển tất yếu mà nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nghiên cứu tiếp cận trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, trước sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ của AI, nhiều quốc gia đã chú trọng phát triển nền kinh tế gắn với AI, tận dụng tối đa những lợi ích mà AI mang lại để phát triển kinh tế – xã hội. Cùng với đó, đi kèm với sự phát triển của AI là sự chuyển dịch của cả thị trường lao động, tuy nhiên, hiện nay, nguồn cung nhân lực AI ở Việt Nam chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu tuyển dụng”. Sau khi phân tích tác động của A.I đến phát triển kinh tế và thị trường lao động Việt Nam, đại diện Lãnh đạo Học viện cũng đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất để thúc đầy phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới như: Chính phủ sớm nghiên cứu, ban hành những quy định, khung pháp lý để hỗ trợ, kiểm soát và quản lý các hoạt động liên quan đến A.I. Cùng với đó, cần  phát triển các chương trình đào tạo phù hợp với xu hướng phát triển của A.I; Triển khai các khoá học upskill/reskill để chuyển đổi công việc phù hợp. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác với Doanh nghiệp trong việc triển khai cơ sở hạ tầng cho đào tạo A.I ví dụ mô hình hợp tác đào tạo, R&D PTIT và Samsung trong tương lai…

Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến về Xu thế phát triển của trí tuệ nhân tạo (A.I), Tác động của A.I đến phát triển kinh tế và thị trường lao động thế giới, Tác động của A.I đến phát triển kinh tế và thị trường lao động Việt Nam, từ đó, thảo luận các giải pháp để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trong thời kỳ bùng nổ của khoa học và công nghệ.

5325 lượt xem