Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ là một trong 5 trường Đại học tham gia xây dựng đề án đào tạo nhân lực số Quốc gia

Sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông giành 5 giải Nhất tại kỳ thi Olympic Toán học sinh viên toàn quốc năm 2023
10/04/2023
Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam thông báo tuyển dụng
12/04/2023

Vừa qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã tổ chức tọa đàm xây dựng mô hình giáo dục đại học số tại Việt Nam với sự tham gia của các trường đại học. PGS.TS Trần Quang Anh, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã tham dự chương trình.

Tại buổi tọa đàm, các ý kiến thảo luận đã đưa ra nhiều vấn đề được xem là những rào cản trong quá trình xây dựng đại học số đó là khoảng cách công nghệ giữa các thế hệ, sự sẵn sàng của lực lượng giảng viên… Ngoài ra, các vấn đề khác cũng được các đại biểu đề cập như công nhận tín chỉ bởi hiện nay việc công nhận tín chỉ của các trường rất hạn chế. Việc này khiến khóa học trực tuyến mở chỉ là một kênh tham khảo. Trong khi đó, vấn đề tài chính, bản quyền cũng cần phải được đánh giá đúng mức. Các ý kiến tại tọa đàm cho thấy, chuyển đổi số trong giáo dục đại học đã có những bước tiến lớn trong thời gian qua, từ việc mở rộng đào tạo theo hình thức trực tuyến tới hoàn thiện các hệ thống quản trị đại học trên nền tảng số.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Tại buổi toạ đàm, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã trình bày tham luận về nền tảng giáo dục đại học số PTIT – Một số kết quả và kinh nghiệm khi triển khai. Theo đó, từ năm 2020, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Bộ TT&TT) đã tiên phong, trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam triển khai thử nghiệm đại học số trên nền tảng công nghệ PTIT-Slink (do Học viện tự phát triển). Học viện cũng đã phát triển một số nền tảng như: nền tảng thực hành ảo D-Lab, nền tảng quản lý văn bằng, chứng chỉ dựa trên công nghệ Blockchain, nền tảng giám stá thi và kiểm tra trực tuyến ứng dụng trí tuệ nhân tạo, nền tảng quản lý  nghiên cứu khoa học số, đồng thời hoàn thành xây dựng, hoàn thiện 10 khóa học để xây dựng học liệu số MOOC. Đặc biệt, Học viện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Bộ Giáo dục và Đào tạo giao về xây dựng hệ thống thu lệ phí xét tuyển đại học chính quy năm 2022 cho 290 cơ sở giáo dục đại học từ Đà Nẵng trở vào.

Hiện nay, đề án thí điểm triển khai 5 trường tham gia mô hình giáo dục đại học số trong đào tạo nhân lực công nghệ số đang được xúc tiến triển khai. Trong đó, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp các cơ sở giáo dục khác như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa (thành viên Đại học Đà Nẵng), Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông xây dựng đề án đào tạo nhân lực số. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện, phối hợp cùng các bộ ngành khác và các trường xây dựng nền tảng khóa học trực tuyến mở dùng chung VN-MOOC, hỗ trợ cơ sở đào tạo hạ tầng để thực hiện chuyển đổi số. Thiết kế và triển khai xây dựng học liệu số và khóa học trực tuyến. Phát triển mô hình học tập kết hợp (blended learning) và bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến…

 

2637 lượt xem