HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRƯNG BÀY VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ, GIẢI PHÁP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

NHIỀU SẢN PHẨM, DỊCH VỤ, GIẢI PHÁP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐƯỢC CÁC DOANH NGHIỆP KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC
25/01/2022
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRƯNG BÀY VÀ QUẢNG BÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ, GIẢI PHÁP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
25/01/2022

Ngày 24/01/2022, Tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã diễn ra Hội nghị nhằm trưng bày và quảng bá sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, từ đó tạo điều kiện cho các nhóm/doanh nghiệp khởi nghiệp có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với các doanh nghiệp, tập đoàn, các nhà đầu tư đang có nhu cầu tìm kiếm đối tác. Hội thảo diễn ra bằng hình thức trực tuyến online kết hợp với hội nghị trực tiếp do tình hình diễn biến dịch bệnh đang hết sức phức tạp.

Tham gia hội nghị có lãnh đạo các đại diện Sở Khoa học và công nghệ, Bộ thông tin Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, các nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các tập đoàn, các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, các đơn vị báo chí và truyền thông, tập đoàn Naver Hàn Quốc và tập đoàn Samsung Hàn Quốc.

Tại hội nghị, các báo cáo viên đã trình bày các báo cáo xoay quanh vấn đề khởi nghiệp cũng như các chia sẻ của mình về các vấn đề mối quan hệ giữa công nghệ và vấn đề khởi nghiệp. Các nội dung báo cáo tại hội nghị gồm:

Báo cáo về nội dung “Công nghệ Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng” trình bày bởi PGS.TS. Phạm Văn Cường – Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin 1; Giám đốc PTIT-Naver AI Lab.

Báo cáo về nội dung “Hiện trạng và tiềm năng ứng dụng công nghệ, công nghệ trí tuệ nhân tạo cho hoạt động quản lý và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương” trình bày bởi PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh – Giám đốc Trung tâm đào tạo Quốc tế – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Báo cáo về nội dung “Xây dựng ứng dụng chống gian lận trong thi online” trình bày bởi ông Hoàng Mậu Trung, Đại diện Nhóm khởi nghiệp sản phẩm gian lận thi cử

Báo cáo về nội dung “Chế tạo thiết bị chấm công/điểm danh nhận diện khuôn mặt” trình bày bởi ông Trần Anh Đạt, đại diện Nhóm khởi nghiệp Vieface

Báo cáo về nội dung “Xây dựng bản đồ số có tương tác trên nền tảng web và thiết bị đi động cho các doanh nghiệp, ứng dụng tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông” trình bày bởi ông Trịnh Tuấn Khôi, đại diện Nhớm khởi nghiệp về bản đồ số

Báo cáo về nội dung “Lophocvui.com hỗ trợ trong đào tạo trực tuyến” trình bày bởi bà Phạm Hồng Nhung, đại diện nhóm Công ty Cổ phần Tinasoft.

Báo cáo về nội dung “Sản phẩm sử dụng nền tảng App để tạo ra hệ sinh thái trong cơ sở giáo dục” trình bày bởi ông Đoàn Hoàng Anh, đại diện Công ty Cổ phần AIsoft

Báo cáo về nội dung “Tư duy khởi nghiệp ĐMST và nguồn lực cho hệ sinh thái ĐMST, phân tích, đánh giá mô hình hệ sinh thái ĐMST” trình bày bởi TS.Nguyễn Việt Hưng – Phó bí thư Đoàn thanh niên, Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp Học viện, Giảng viên Khoa Viễn thông 1.

Ngoài ra, các sản phẩm khởi nghiệp của các nhóm khởi nghiệp đã tham gia suốt các chuỗi sự kiện của Học viện về hoạt động khởi nghiệp cũng được trưng bày bằng hình thức trực tuyến. Mỗi sản phẩm khởi nghiệp sẽ được trình chiếu thông qua các clip và giới thiệu trong thời gian từ 3 phút đến 5 phút về đặc tính sản phẩm, kế hoạch phát triển và mục tiêu khách hàng mà sản phẩm hướng đến. Một số sản phẩm tham gia trưng bày như: Chuyển đổi số giáo dục Slink, Ứng dụng trợ lý ảo (Chatbot), Lophocvui.com hỗ trợ đào tạo trực tuyến, Thiết kế, gia công mạch điện tử và vỏ thiết bị điện tử, Chế tạo thiết bị chấm công/điểm danh nhận diện khuôn mặt, Xây dựng bản đồ số có tương tác trên nền tảng web và thiết bị đi động cho các doanh nghiệp, ứng dụng tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Xây dựng ứng dụng chống gian lận trong thi online, Xây dựng hệ thống ứng dụng camera trong phòng học thông minh nhận dạng cảm xúc người học để đánh giá chất lượng giảng dạy, Phát triển hệ thống quét thân nhiệt tự động ứng dụng công nghệ AI, Hệ thống phát hiện xâm nhập dựa trên công nghệ học máy cho các hệ thống IoT gateway, Phát triển hệ thống kính thông minh ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ người khiếm thị.

 Hội nghị trưng bày và quảng bá sản phẩm, dịch vụ, giải pháp của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo với các đơn vị, tổ chức quốc tế là một trong những hoạt động thuộc nhiệm vụ 844.39.NV09.PTIT.39-20 thuộc đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025″(gọi tắt là đề án 844) – ISEV được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 đánh dấu động thái cụ thể của Chính phủ để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo (ĐMST). Đề án 844 có mục tiêu tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và thiết lập và phát triển Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Đại diện Lãnh đạo Học viện cũng đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến các doanh nghiệp cũng như các công ty, nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã tham gia hội trưng bày và quảng bá sản phẩm. Ông cũng hi vọng thời gian tới sẽ có thêm nhiều các hoạt động xúc tiến khởi nghiệp cho sinh viên Học viện nói riêng và hoạt động khởi nghiệp của quốc gia nói chung.

Hội nghị diễn ra sôi nổi với các hoạt động thảo luận của các doanh nghiệp quan tâm đầu tư cũng như các nhóm/doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong thời điểm hiện tại, hoạt động khởi nghiệp vẫn đang là hoạt động được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Nhà nước, các cấp chính quyền và các đơn vị cơ quan doanh nghiệp trên toàn quốc.

Nguyễn Thị Lam

 

 

 

 

320 lượt xem