Thông tin về các đơn vị trong Học viện và cơ sở đào tạo Hà Nội

Hướng dẫn thủ tục hành chính, Các mẫu biểu sinh viên thường sử dụng
07/10/2021
Lược trích một số quy chế, quy định về quản lý đào tạo và công tác sinh viên
07/10/2021
Show all

KHÁI QUÁT VỀ HỌC VIỆN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

 1. Tên trường:

– Tên tiếng Việt : Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

– Tên tiếng Anh :Posts and Telecommunications Institute of Technology

– Viết tắt: PTIT

2. Địa chỉ:

– Trụ sở chính:  122, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại:          024.37562186

Fax:                      024.37562036

Website:              www.ptit.edu.vn

Email:                  vanphonghv@ptit.edu.vn

– Cơ sở đào tạo Hà Nội: Km10, Đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội

Ðiện thoại:   024.38544451

Fax:               024.33829236

– Cơ sở đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh: Số 11, Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Ðiện thoại:    028.38295258

Fax:                 028.39105510

3. Loại hình trường: Công lập

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập ngày 11/07/1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) bao gồm: Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 1, Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2, Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện và Viện Kinh tế Bưu điện, và thành lập mới: Trung tâm Công nghệ thông tin. Học viện được tổ chức và hoạt động theo tinh thần nghị quyết TW2 khóa 8, thí điểm thực hiện gắn kết Đào tạo (trường Đại học)- Nghiên cứu (các Viện nghiên cứu)- Sản xuất kinh doanh (Mạng lưới), với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo ra những sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu của thị trường công nghệ thông tin và truyền thông.

Từ ngày 01/07/2014, Học viện được điều chuyển từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông về Bộ Thông tin và Truyền thông, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ với vị thế là trường đại học, trung tâm nghiên cứu trọng điểm của Ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Thực hiện chủ trương định hướng về xã hội hóa giáo dục – đào tạo của Đảng và Nhà nước, Học viện đã và đang mở rộng các ngành, hệ và các hình thức đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học tham gia học tập nâng cao trình độ. Hiện nay, Học viện tuyển sinh và đào tạo các bậc, ngành với các hình thức sau:

4. Bậc, hệ đào tạo:

  • Nghiên cứu sinh (Tiến sỹ);
  • Cao học (Thạc sỹ);
  • Đai học (chính quy, vừa làm vừa học, giáo dục từ xa);
  • Đại học bằng 2 (vừa làm vừa học, giáo dục từ xa);

5. Ngành đào tạo sau đại học (tiến sỹ, thạc sỹ):

  • Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử
  • Chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông
  • Chuyên ngành Khoa học máy tính
  • Chuyên ngành Hệ thống thông tin
  • Chuyên ngành Quản trị kinh doanh.

6. Ngành đào tạo Đại học chính quy dài hạn (12):

  • Kỹ thuật Điện tử viễn thông (mã ngành ĐH: 7520207);
  • Công nghệ Kỹ thuật Điện, điện tử (mã ngành ĐH: 7510301);
  • Công nghệ thông tin (mã ngành ĐH: 7480201);
  • An toàn thông tin (mã ngành ĐH: 7480202);
  • Công nghệ đa phương tiện (mã ngành ĐH: 7329001);
  • Truyền thông đa phương tiện (mã ngành ĐH: 7320104);
  • Quản trị kinh doanh (mã ngành ĐH: 7340101);
  • Kế toán (mã ngành ĐH: 7340301);
  • Marketing (mã ngành ĐH: 7340115);
  • Thương mại điện tử (mã ngành ĐH: 7340122);
  • Công nghệ Tài chính (Fintech) (mã ngành ĐH: 7340208);
  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (mã ngành ĐH: 7520216);
  • Các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế.

Trong quá trình học tập, sinh viên có năng lực và nguyện vọng được quyền đăng ký học cùng lúc 2 văn bằng (học 2 ngành đào tạo đồng thời).

Tải về: Cơ cấu tổ chức của Học viện