Doanh nghiệp cần có chiến lược nuôi dưỡng, ươm mầm tài năng tại các trường đại học

02 Sinh viên PTIT được vinh danh tại Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019
28/10/2019
Quyết định công nhận cấp bằng tốt nghiệp ĐHCQ tháng 10 năm 2019
28/10/2019

Đây là nhận định của PGS.TS Vũ Văn San, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2019 với chủ đề “Việt Nam: Đối tác kinh doanh tin cậy trong kỷ nguyên số” vừa diễn ra tại Hà Nội do Phòng Thương mại Việt Nam VCCI phối hợp cùng Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) tổ chức. Hội nghị tập trung thảo luận về những đổi mới khoa học công nghệ, sự chuyển dịch nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số và những cơ hội cho Việt Nam.

Tại Hội nghị, PGS.TS Vũ Văn San, đã trình bày về sự chuyển dịch nền kinh tế số và tác động của cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0 tới trường đại học. Theo PGS.TS Vũ Văn San, CMCN 4.0 đã ảnh hưởng nhiều đến việc đào tạo nhân lực trong nhà trường, cụ thể, xuất hiện nhiều ngành nghề mới mang tính hội tụ và lai ghép; quá trình đào tạo yêu cầu nhiều kỹ năng mới để thích nghi với CMCN 4.0. Đầu tư cho nhân lực là sống còn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp Việt Nam chưa có cái nhìn toàn diện về đầu tư cho nhân lực và mối liên kết với nhà trường, trong khi CMCN 4.0 là giai đoạn công nghệ liên tục đổi mới nên rất cần lao động giỏi để cập nhật, áp dụng công nghệ. Mặt khác, đầu tư cho trường học không chỉ là mục tiêu kinh tế mà còn là trách nhiệm xã hội. Với vai trò là trung tâm đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức của xã hội, nhà trường phải theo kịp sự phát triển chung của xã hội, ở Việt Nam còn không ít chương trình đào tạo đang lạc hậu so với sự phát triển của doanh nghiệp. Do vậy mở ngành học mới là giải pháp quan trọng nhất để đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi nền kinh tế số và đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0”.

PGS.TS Vũ Văn San, Giám đốc PTIT (thứ 2 từ phải sang) tại Hội nghị

Cũng tại Hội nghị, PGS.TS Vũ Văn San đã đưa ra một số đề xuất để nâng cao hiệu quả sự kết hợp của doanh nghiệp với nhà trường trong đào tạo nguồn nhân lực. Cụ thể, về phía nhà trường, hoạt động nghiên cứu khoa học là hành trình bắt buộc để nâng cao chất lượng cho sinh viên; cần tạo ra môi trường sáng tạo, khởi nghiệp để sinh viên, giảng viên và xã hội cùng tham gia; thiết lập bộ phận chuyên trách để kết nối với doanh nghiệp từ đó điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng nhân lực từ phía doanh nghiệp. 


PGS.TS Vũ Văn San, Giám đốc PTIT phát biểu tại hội nghị

Về phía doanh nghiệp, PGS.TS Vũ Văn San khuyến nghị doanh nghiệp nên có chiến lược nuôi dưỡng, ươm mầm tài năng tại các trường đại học bằng các hình thức cung cấp học bổng, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp; doanh nghiệp có thể chủ động thâm nhập một cách toàn diện vào trường học để có thêm điều kiện góp ý điều chỉnh chương trình đào tạo, khởi nghiệp trong nhà trường. Tránh tình trạng một số doanh nghiệp hiện nay đến các trường học chỉ để quảng bá cho doanh nghiệp mình chứ không nghiên cứu kỹ lưỡng ngành học của sinh viên có phù hợp với nhu cầu tuyển dụng không. Cuối cùng, Nhà nước có thể xem xét các cơ chế khuyến khích, ưu đãi một cách cụ thể đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động hợp tác với trường đại cũng như tham gia vào hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên.

Được biết Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2019 là một trong những hoạt động bên lề Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh châu Á lần thứ 10 (ABS) với sự tham gia của lãnh đạo các tổ chức hiệp hội DN, công nghiệp và xúc tiến thương mại của các nền kinh tế quan trọng châu Á (các quốc gia thành viên ASEAN, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), và doanh nghiệp (DN) uy tín hàng đầu khu vực và Việt Nam. Tham dự và cùng đối thoại tại Hội nghị năm nay có 600 đại biểu, trong đó có lãnh đạo của các bộ, ngành, tổ chức quốc tế, học giả và các DN lớn, 200 CEO của các DN, tập đoàn quốc tế đến dự Hội nghị Thượng đỉnh châu Á lần thứ 10 và đoàn DN Nhật Bản sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

1474 lượt xem