Đọc sách – Tri thức cho sáng tạo

THÔNG BÁO SÁCH MỚI THÁNG 3 NĂM 2020
26/03/2020
Phát động phong trào viết bài tham luận về “Học và đọc sách thời Covid”
27/04/2020
Show all

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Đọc cũng là học. Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học tổng kết rằng: 95% các hoạt động của con người đều được hình thành từ thói quen. Thói quen không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi chúng ta phải tự rèn luyện, nỗ lực xây dựng để có được. Đầu tư cho việc đọc sách đòi hỏi con người cần phải có chiều sâu, lâu hơn bất cứ cái gì thuộc về vật chất. Nếu ví von dễ hiểu thì nó không khác gì việc chúng ta xây một ngôi nhà mà việc đọc thì như cái nền móng. Không thể một sớm một chiều mà chúng ta có được một thế hệ biết quan tâm đến sách, biết “nghiện” các “túi khôn của thiên hạ” từ sách ngay được.

Chúng ta đã bước sang thời đại mới, thời đại công nghệ 4.0, đòi hỏi con người không chỉ có những kiến thức cơ bản mà còn phải là những kiến thức ở tầm cao hơn. Kiến thức của “giai đoạn trí tuệ nhân tạo”… Như thế thì mới sánh kịp được với các các nước phát triển trên thế giới. Đọc là chìa khóa quan trọng, giúp ta rút ngắn khoảng cách này.

Từ trước đến nay, thói quen đọc sách đã trở thành một nét đẹp văn hóa, giúp chúng ta lĩnh hội được nhiều nguồn tri thức khác nhau trên thế giới. Một đất nước muốn phát triển mạnh thì cần có ngành công nghiệp xuất bản phát triển, xây dựng văn hóa đọc trong cộng đồng.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị đào tạo, nghiên cứu, chủ lực của Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam, là trường đại học trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực ICT. Vai trò của thư viện trong các trường đại học luôn được đề cao; giờ đây, Thư viện “không thể chỉ là cái nhà kho chứa sách”. Theo Unesco, Tổ chức Văn hóa Giáo dục của Liên hợp quốc đã chỉ ra rằng: Thư viện là trái tim của nhà trường, việc phát triển thư viện và phát triển văn hóa đọc rộng rãi trong nhà trường luôn là nhiệm vụ được quan tâm và đặt lên hàng đầu.

Để làm tốt được vai trò này, Trung tâm TT-TV, HVCNBCVT đã không ngừng nỗ lực, thực hiện nhiều hoạt động, “Truyền lửa”, khơi gợi  và phát động văn hóa đọc trong và ngoài Học viện. Trong những năm vừa qua, Trung tâm TT-TV, HVCNBCVT đã tổ chức được nhiều hoạt động thu hút được nhiều bạn đọc hưởng ứng và tham gia như: ngày hội đọc sách,  hội nghị bạn đọc, tương tác nhu cầu bạn đọc trên facebook của Thư viện…  để nắm bắt nhu cầu, nguyên vọng của các bạn sinh viên, cán bộ giảng viên trong toàn Học viện. Trong dịp cả nước đang chung tay phòng chống dịch đại dịch Sars- CoV2. Thư viện đã không ngừng nỗ lực nâng cao vai trò của việc đọc sách, học tập trực tuyến thông qua các phương tiện truyền thông như facebook, zalo, Website của trường. Đây chính là thời điểm tốt, lý tưởng cho Thư viện của Học viện truyền thông và kích hoạt phục vụ tối đa hệ thống học liệu số đa dạng và phong phú, đáp ứng rất tốt cho giảng dạy trực tuyến Elearning của Học viện.

Lượng truy cập bạn đọc vào thư viện và các tài liệu dạng số hóa đã tăng hơn 150% so với năm 2019 (với 13.045 lượt truy cập tài liệu số); lượng truy cập vào mạng xã hội cũng ngày một tăng cao, lên đến 2.177 bạn đọc so với thời kỳ năm ngoái để thấy rõ được tầm quan trọng và số lượng bạn đọc quan tâm đến văn hóa đọc, tài liệu học tập trực tuyến. Mặc dù lượng tài liệu truyền thống và tài liệu số của Thư viện còn tương đối hạn hẹp, song với kho tài liệu hiện tại, Thư viện đã cố gắng phát huy, quảng bá, chia sẻ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để phục vụ sinh viên, cán bộ và giảng viên trong mùa dịch, đã phần nào đáp ứng được tài liệu giảng dạy và học tập của thầy và trò trong nhà trường.

Việc phát huy và nâng cao chất lượng sử dụng các tài liệu trực tuyến của Thư viện hiện tại đã mang lại những lợi ích về mặt học tập, củng cố và trang bị thêm những kiến thức mới, việc học và đọc sách đã và đang mang lại những giá trị tích cực nhân văn to lớn cho cộng đồng và cho xã hội. Thêm tinh thần lại quan, trước mọi hoàn cảnh của xã hội và của đất nước hiện nay.

Hưởng ứng Ngày sách và bản quyền thế giới, Ngày sách Việt Nam, nhằm tôn vinh giá trị của sách và nâng cao nhận thức về văn hoá đọc, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Đọc sách cũng là khởi nguồn của tiếp nhận và sáng tạo tri thức, Thư viện luôn bám sát và thực hiện tốt chỉ đạo của BGĐ Học viện, làm nền tảng số mạnh mẽ để thúc đẩy mô hình học tập trực tuyến – giảng dạy trực tuyến – nghiên cứu trực tuyến, không chỉ trong mùa COVID-19, mà cho phát triển Đại học số – Đại học Thông minh, hiện tại và tương lai của Học viện./.