Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

DT_background

Về kiến thức

Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên; chú trọng vào Toán học, Vật lý làm nền tảng tiền đề cho ngành đào tạo.

Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên kiến thức cơ sở cần thiết và cốt lõi của ngành  về Linh kiện và mạch điện tử, Hệ thống số và máy tính, Tin học, Lý thuyết tín hiệu hệ thống thông tin, Xử lý tín hiệu số, Trường điện từ và kỹ thuật siêu cao tần

Kiến thức ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về một hoặc một vài lĩnh vực khác nhau của ngành như : Kỹ thuật điện tử – máy tính (Hệ thống nhúng, Tương tác người – máy, Hệ thống VLSI, Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối…) ; Xử lý tín hiệu và truyền thông (Xử lý ảnh, Xử lý tiếng nói, Công nghệ phát thanh truyền hình số, Truyền thông đa phương tiện, Bảo mật thông tin …); Điện tử công nghiệp và tự động hóa, mạng truyền thông công nghiệp …

Về kỹ năng

  • Nắm chắc các kiến thức cơ bản liên quan đến các lĩnh vực Điện tử máy tính, Xử lý tín hiệu truyền thông, Điện tử công nghiệp, tự động hóa.
  • Nắm vững kiến thức tổng thể về một hệ thống điện – điện tử hiện đại từ các lõi xử lý trung tâm, vi xử lý, vi điều khiển đến các giao tiếp ghép nối ngoại vi, giao tiếp với hạ tầng truyền thông và các hệ điều hành, hệ điều hành thời gian thực (RTOS), ưu tiên sử dụng mã nguồn mở.
  • Làm chủ các công nghệ nguồn, từ đó có khả năng tư duy độc lập và hợp tác theo nhóm để thiết kế, xây dựng, phát triển hoặc triển khai, vận hành bảo dưỡng các hệ thống điện – điện tử phục vụ trong các lĩnh vực như truyền thông, công nghệ thông tin, điện tử công nghiệp, tự động hóa, điện tử y sinh, giao thông vận tải, hàng không vũ trụ, an ninh, quân sự ..
  • Sử dụng thành thạo các thuật toán, công cụ về tích hợp hệ thống nhúng, thiết kế số, ngôn ngữ mô tả phần cứng; các công cụ thiết kế mạch in điện tử PCB, các công cụ mô phỏng trợ giúp thiết kế.
  • Thu thập và xử lý dữ liệu, sử dụng thành thạo các thuật toán và công cụ xử lý tín hiệu tương tự và số. Nắm được các nguyên lý cơ bản về truyền dẫn cao tần RF, các thuật toán về nén dữ liệu và các thuật toán bảo mật.
  • Hiểu biết về linh kiện, cụm linh kiện, nguyên tắc an toàn điện trong các hệ thống, bảng mạch điện – điện tử
  • Nắm chắc các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trong lĩnh vực điện điện tử.
  • Có khả năng tiếp cận với các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực điện – điện tử.

Kỹ năng mềm

Sinh viên có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, khả năng trình bày, khả năng giao tiếp và làm việc hiệu quả trong nhóm (đa ngành), hội nhập được trong môi trường quốc tế.

Về năng lực

  • Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhận tốt các vị trí là kỹ sư thiết kế, cán bộ kỹ thuật, cán bộ điều hành tại các trung tâm nghiên cứu phát triển, các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm điện tử;
  • Có thể tham gia quản lý, khai thác và vận hành các dự án về lĩnh vực điện – điện tử, lĩnh vực hội tụ điện tử – truyền thông – công nghệ thông tin;
  • Có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc các Sở Thông tin và Truyền thông các Tỉnh, Thành phố;
  • Có thể làm việc trong các doanh nghiệp cụ thể như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và các doanh nghiệp trực thuộc VNPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), các Công ty nước ngoài như Intel, Nokia …;
  • Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về điện tử tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các Cơ sở đào tạo;
  • Được trang bị khối lượng kiến thức đầy đủ để có thể chuyển tiếp lên các hệ đào tạo sau Đại học hoặc chuyển ngang sang các ngành công nghệ, kỹ thuật khác cùng nhóm ngành trong và ngoài nước.

Về hành vi đạo đức

  • Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thể theo nhóm, theo dự án, say mê khoa học và luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn.
  • Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.
  • Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

Về ngoại ngữ

  • Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

144 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm).

Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy – Tổ hợp môn thi: Toán, Lý, Hóa (khối A)  hoặc Toán, Lý, Anh văn (khối A1).

Quy trình đào tạo:

Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4,5 năm gồm 9 học kỳ, trong đó 8 học kỳ tích lũy kiến thức tại Học viện và 1 kỳ thực tập chuyên sâu và thực tập thực tế tại cơ sở. Cuối khóa sinh viên làm đồ án tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp.

Sinh viên được đào tạo theo học chế tín chỉ áp dụng quy chế, quy địnhđào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ hiện hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Học viện.

Công nhận tốt nghiệp

Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp và cấp bằng Đại học chính quy khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

Theo thang điểm tín chỉ.

Cấu trúc chương trình:

Stt Khối kiến thức
Số tín chỉ
1  Kiến thức giáo dục đại cương 54
2  Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Trong đó:

  • Kiến thức cơ sở của khối ngành và ngành
  • Kiến thức chuyên ngành
 78

46

32

3  Thực tập và tốt nghiệp  10
 Tổng cộng:  144

Nội dung chương trình:

Khối kiến thức chung

Stt Tên môn học Mã môn học Số tín chỉ Lý thuyết Bài tập/

Thảo luận

Thí nghiệm/

Thực hành

Tự học
1 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin 1 BAS1111 2 24 6
2 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin 2 BAS1112 3 24 6 15
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh BAS1122 2 24 6
4 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam BAS1102 3 24 6 15
5 Tiếng Anh A11/A21 BAS1141/

BAS1143

3
6 Tiếng Anh A12/A22 BAS1142/

BAS1144

4
7 Tiếng Anh A21/B11 BAS1143/

BAS1145

3
8 Tiếng Anh A22/B12 BAS1144/

BAS1146

4
9 Tin học cơ sở 1 INT1154 2 20 4 4 2
10 Tin học cơ sở 2 INT1156 2 20 4 4 2
11 Phương pháp luận NCKH SKD1108 2 18 6 6
Giáo dục thể chất và Quốc phòng
 12 Giáo dục thể chất 1 BAS1106 2 2 26 2
 13 Giáo dục thể chất 2 BAS1107 2 2 26 2
 14 Giáo dục quốc phòng BAS1105 7.5
Kiến thức các môn kỹ năng (3/7)
 15 Kỹ năng thuyết trình SKD1101 1 6 8 1
 16 Kỹ năng làm việc nhóm SKD1102 1 6 8 1
 17 Kỹ năng tạo lập văn bản SKD1103 1 6 8 1
 18 Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc SKF1104 1 6 8 1
 19 Kỹ năng giao tiếp SKD1105 1 6 8 1
 20 Kỹ năng giải quyết vấn đề SKD1106 1 6 8 1
 21 Kỹ năng tư duy sáng tạo SKD1107 1 6 8 1

Kiến thức cơ bản nhóm ngành

Stt Tên môn học Mã môn học Số tín chỉ Lý thuyết Bài tập/

Thảo luận

Thí nghiệm/

Thực hành

Tự học
1 Giải tích 1 BAS1203 3 36 8 1
2 Giải tích 2 BAS1204 3 36 8 1
3 Đại số BAS1201 3 36 8 1
4 Vật lý 1 và thí nghiệm BAS1224 4 42 6 8 4
5 Vật lý 2 và thí nghiệm BAS1225 4 42 6 8 4
6 Xác suất thống kê BAS1226 2 24 6
7 Toán kỹ thuật BAS1221 3 36 8 1
8 Hóa học BAS1208 2 20 4 6

Kiến thức cơ sở ngành

Stt Tên môn học Mã môn học Số tín chỉ Lý thuyết Bài tập/

Thảo luận

Thí nghiệm/

Thực hành

Tự học
1 Cấu kiện điện tử ELE1302 2 20 6 4
2 Matlab và ứng dụng ELE1325 2 20 6 4
3 Điện tử số ELE1309 3 34 6 4 1
4 Cơ sở đo lường tự động ELE1305 2 22 4 4
5 Điện tử tương tự ELE1310 3 32 6 6 1
6 Lý thuyết mạch ELE1318 3 32 6 6 1
7 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật INT1306 3 32 8 4 1
8 Kiến trúc máy tính INT1323 2 24 6
9 Kỹ thuật vi xử lý ELE1317 3 36 8 1
10 Xử lý tín hiệu số ELE1330 2 24 6
11 Lý thuyết thông tin ELE1319 3 36 8 1
12 Lý thuyết trường điện từ và siêu cao tần ELE1320 3 34 8 2 1
13 Mạng máy tính INT1336 3 34 8 3
14 Thực hành cơ sở OTC1301 3
15 Điện tử công suất ELE1308 3 36 6 2 1
16 Cơ sở điều khiển tự động ELE1304 3 36 6 2 1
17 Thiết kế logic số ELE1426 3 36 8 1

Kiến thức bổ trợ ngành

Stt Tên môn học Mã môn học Số tín chỉ Lý thuyết Bài tập/

Thảo luận

Thí nghiệm/

Thực hành

Tự học
1 Tổng quan về viễn thông TEL1419 2 24 6
2 Đồ án thiết kế mạch điện tử ELE1412 2 12 18
3 Truyền thông số ELE1428 2 22 4 4
4 Hệ thống nhúng ELE1415 3 36 8 1
5 Đồ án thiết kế hệ thống nhúng ELE1413 2 6 24 1
6 Công nghệ phát thanh truyền hình số ELE1407 2 24 6
7 Cơ sở mật mã học ELE1406 2 24 6
8 Xử lý ảnh INT1362 2 24 6
9 Xử lý tiếng nói ELE1432 3 36 8 1

Kiến thức chuyên ngành:

Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử máy tính

Stt Tên môn học Mã môn học Số tín chỉ Lý thuyết Bài tập/

Thảo luận

Thí nghiệm/

Thực hành

Tự học
1 Đồ án thiết kế hệ thống số ELE1411 2 6 24
2 Thiết kế hệ thống VLSI ELE1423 2 24 6
3 Mạng cảm biến ELE1421 2 24 6
4 CAD/CAM ELE1401 2 24 6
5 Thiết bị ngoại vi và kỹ thuật ghép nối ELE1427 2 24 6
6 Thực hành chuyên sâu ELE1435 2
Các học phần tự chọn (1/3)
7 Kỹ thuật logic khả trình PLC ELE1416 2 24 6
8 Thiết kế IC số ELE1424 2 24 6
9 Thị giác máy tính ELE1422 2 24 6

Chuyên ngành Xử lý tín hiệu và truyền thông

Stt Tên môn học Mã môn học Số tín chỉ Lý thuyết Bài tập/

Thảo luận

Thí nghiệm/

Thực hành

Tự học
1 Xử lý tín hiệu số thời gian thực ELE1431 2 24 6
2 Đồ án xử lý tín hiệu số ELE1414 2 16 14
3 Truyền thông đa phương tiện ELE1434 2 24 6
4 Chuyên đề xử lý tín hiệu và truyền thông ELE1403 2 24 6
5 CAD/CAM ELE1401 2 24 6
6 Thực hành chuyên sâu ELE1435 2
Các học phần tự chọn (1/3)
7 Mạng cảm biến ELE1421 2 24 6
8 Xử lý ảnh y sinh ELE1429 2 24 6
9 Thị giác máy tính ELE1422 2 24 6

Thực tập tốt nghiệp (4TC) và Đồ án tốt nghiệp (6TC) hoặc các học phần thay thế tốt nghiệp.

Tiến trình học tập Chuyên ngành Kỹ thuật điện tử máy tính

Tien trinh hoc_Ky thuat dien tu may tinh

Tiến trình học tập Chuyên ngành Xử lý tín hiệu và truyền thông

Tien trinh hoc_Xu ly tin hieu va truyen thong