Lịch sử hình thành

LỊCH SỬ TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ HÀ ĐÔNG – HÀ NỘI

 

    • Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Information and Library Center – Posts and Telecommunications Institute of Technology (ILC – PTIT)
    • Địa chỉ: Tầng 1 – Tòa nhà A3 – Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông –  Km10, đường Nguyễn Trãi, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội;
    • ĐT: Văn phòng:38548335;
    • Website: https://thuvien.ptit.edu.vn/
    • Email: ilc@ptit.edu.vn
    • Fanpage: https://www.facebook.com/ptitl

     

    1. Lịch sử hình thành và phát triển

    Được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập Thư viện Trường Trung cấp Bưu điện với quy mô lúc ban đầu rất nhỏ bé, phục vụ báo và tài liệu tham khảo đối với học viên các khoá đào tạo. Biên chế chỉ có một người, sinh hoạt chung cùng Phòng Đào tạo.

    • Giai đoạn 1997-2006

    Đây là giai đoạn Học viện (HV)có những chuyển biến to lớn từ trường Trung cấp chỉ đào tạo cán bộ trong ngành, được nâng cấp lên thành Học viện, mở rộng lĩnh vực đào tạo cho nhu cầu của xã hội, Thư viện được tách từ phòng Đào tạo về phòng Quản lý KHCN&TTTL, lúc này cán bộ biên chế là 02 người, ngoài ra Thư viện còn kiêm thêm bộ phận in ấn, phô tô bài giảng nội sinh cung cấp cho người học, đáp ứng tương đối tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu của bạn đọc.

    • Giai đoạn 2006 – 2013

    Đây là giai đoạn thay đổi mạnh mẽ nhất của công tác thư viện của Học viện, đánh dấu bằng việc Trung tâm Thông tin -Thư viện (TTTV) được thành lập theo quyết định số 397/TCCB ngày 30/5/2006 của Giám đốc Học viện.

    Giai đoạn từ 2009 đến năm 2012 Trung tâm TTTV Học viện có các nhiệm vụ quản lý công tác Thông tin -Thư viện, Công nghệ Thông tin, công tác Thí nghiệm -Thực hành  tại Cơ sở Đào tạo Hà Nội của Học viện; nhân sự của Trung tâm lên tới 15 cán bộ.

    Đây cũng là thời gian CNTT được ứng dụng mạnh mẽ vào dây chuyền của Thư viện từ nghiệp vụ đến phục vụ. Thư viện được đầu tư phần mềm quản lý Thư viện điện tử Libol 6.0, phần mềm Dspace 4.0 vào quản lý dữ liệu số.

    • Giai đoạn 2013 đến nay

     

    Thực hiện chủ trương tái cơ cấu của Học viện, từ năm 2013 Trung tâm TTTV được thôi thực hiện các nhiệm vụ quản lý công tác Thí nghiệm -Thực hành và  Công nghệ Thông tin. Trung tâm TTTV Học viện trực thuộc Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế của Học viện.

    Trong những năm qua, cùng với sự phát triển lớn mạnh của Học viện, Trung tâm TTTV đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác hiện đại hóa thư viện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu của Học viện.

    1. Đội ngũ cán bộ Thư viện

    Trung tâm TTTV hiện có tổng số 03 cán bộ; đều có trình độ đại học trong đó có 02 cán bộ được đào tạo Đại học chuyên ngành Thông tin -Thư viện, 01 cán bộ được đào tạo các chuyên ngành khác  nhưng đã được đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ thư viện.

    1. Nguồn lực thông tin

    Trung tâm TTTV chú trọng bổ sung các tài liệu tập trung sâu vào các chuyên ngành đang đào tạo của trường: Công nghệ Thông tin, An toàn Thông tin, Điện tử – Viễn Thông, Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Marketing,…

    Tài liệu in: chủ yếu là giáo trình, bài giảng, sách tham khảo thuộc các chuyên ngành đào tạo của Học viện.

    Tổng vốn tài liệu hiện có: 6.641 tên tài liệu/ 59.840 bản

    Tài liệu điện tử / tài liệu số:

    • CSDL off-line: 27 tên tạp chí ngoại văn dạng CSDL toàn văn (2006-2011); 500 đĩa CD Luận án, luận văn thạc sỹ
    • CSDL on-line: Cơ sở dữ liệu IG Puslishsing; CSDL tạp chí Sage;
    • Các Bộ sưu tập trên phần mềm Thư viện số Dspace:
    • Bài giảng: 520 tên
    • Giáo trình: 16 tên
    • Luận án: 80 tên
    • Luận văn: 1808 tên
    • Khóa luận: 151 tên

    Địa chỉ truy cập: http://dlib.ptit.edu.vn

     

    1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ TTTV và áp dụng CNTT

     

    Tài liệu được xử lý kỹ thuật trên phần mềm Thư viện điện tử Libol 6.0 và phần mềm Thư viện số Dspace 6.2 theo các tiêu chuẩn quốc tế:

    + Phân loại tài liệu theo DDC

    + Mô tả tài liệu theo quy tắc AACR2

    + Định chủ đề theo Bảng Tiêu đề chủ đề của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ

    + Biên mục đọc máy theo MARC 21

    + Biên mục tài liệu số theo chuẩn Dulbin Core

    1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

    Mặt bằng làm việc của Trung tâm gồm toàn bộ tầng 1 nhà A3 với tổng diện tích sử dụng khoảng 500m2 được chia thành 02 phòng phục vụ người dùng tin và các hoạt động nghiệp vụ. Các phòng đều được trang bị hệ thống bàn quầy hiện đại phục vụ mô hình hoạt động một cửa: Mượn/trả/hỏi đáp/cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông  tin.

    Phòng đọc đáp ứng đủ chỗ ngồi cho 150 bạn đọc, với đầy đủ ánh sáng, điều hòa, được chia thành các khu vực:

    Khu vực đọc tài liệu tham khảo, có 100 chỗ ngồi.

    Khu vực đọc báo, tạp chí có 20 chỗ ngồi

    Khu truy cập thư mục trực tuyến, Internet và tài nguyên điện tử với 24 chỗ ngồi.

    Khu vực tự học, học nhóm: 20 chỗ ngồi

    Các thiết bị tin học :

    Hệ thống máy chủ: 02 máy đặt tại Data Center

    Hệ thống máy tính cho sinh viên:        24 máy

    Hệ thống máy tính tra cứu                     2 máy

    Máy tính dùng cho nghiệp vụ                7 máy

    Máy in: 03

    Máy photocopy: 01

    Máy San: 01

    Tất cả số máy tính trên đều được nối mạng với máy chủ của Học viện. Các phòng làm việc, phòng đọc, phòng máy tính đều được trang bị đầu phát tín hiệu Wifi phục vụ truy cập

    1. Dịch vụ cung cấp tài liệu
    • Dịch vụđọc tại chỗ

    Bạn đọc đọc tại phòng Đọc tài liệu tham khảo, tài liệu tra cứu, luận án, luận văn, báo và tạp chí.

    • Dịch vụ mượn về nhà

    Bạn đọc mượn tài liệu tại phòng Mượn mang về nhà sử dụng trong thời gian quy định. Tài liệu mượn về chủ yếu là giáo trình, bài giảng và một số sách tham khảo có nhiều bản.

     

    • Dịch vụ sao chụp tài liệu: bạn đọc có nhu cầu sao chụp tài liệu đăng ký với cán bộ phòng Đọc.