Thông tin tuyển sinh ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa PTiT 2023

Thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử PTiT 2023
04/07/2023
Tổng quan

Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa định hướng Rô bốt và Trí tuệ nhân tạo (từ năm 2023 gồm có 2 chuyên ngành Chuyên ngành Điều khiển và Tự động hóaChuyên ngành Rô bốt và Trí tuệ nhân tạo, không xét tuyển theo chuyên ngành, khi vào học sinh viên tự chọn chuyên ngành)

1. Mã ngành: 7520216

– Đặc thù: Chương trình Rô bốt và Trí tuệ nhân tạo

– Trình độ đào tạo: Đại học

– Cấp bằng: Kỹ sư

– Thời gian đào tạo: 4,5 năm – 09 học kỳ

– Hình thức đào tạo: Chính quy

2. Khối lượng chương trình: 150 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm).

3. Chỉ tiêu năm 2023: 60

4. Điểm trúng tuyển năm 2021: 19,40

5. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01)

Thông tin thêm tại: Ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa (ptit.edu.vn)

Clip giới thiệu: (712) Tổng quan về ngành học Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá – [Tuyển sinh PTIT] – YouTube

Hotline: 0877189186

 

CHUẨN ĐẦU RA

1. Chuẩn về kiến thức

[LO1] Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về lý luận chính trị Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các kiến thức về pháp luật Việt Nam vào giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trong thực tiễn.

[LO2] Áp dụng các kiến thức toán học, vật lý, điện tử và tin học để nghiên cứu, tính toán, thiết kế các hệ thống kỹ thuật Rô bốt, điều khiển tự động hóa; Vận dụng kiến thức khoa học xã hội để nhận biết, tìm hiểu, phân tích, đánh giá các vấn đề đương đại.

[LO3] Sử dụng các kiến thức cơ sở ngành về điện-điện tử, điều khiển tự động, cơ khí-động lực học, lập trình, giải thuật thông minh để phân tích, tính toán, mô phỏng các hệ thống điều khiển và tự động hóa, hệ thống rô bốt và trí tuệ nhân tạo.

[LO4] Áp dụng khối kiến thức ngành và chuyên ngành để phân tích, đánh giá và diễn giải các kết quả thực nghiệm, thiết kế và thực hiện các thuật toán điều khiển thông minh, các hệ thống Rô bốt, điều khiển tự động hóa trong công nghiệp; xây dựng, tích hợp các thành phần, các tiến trình trong hệ thống robot, điều khiển tực động hóa phù hợp với những ràng buộc thực tế trên nhiều khía cạnh như kinh tế, môi trường, chính trị, văn hóa, xã hội, an toàn sức khỏe và bền vững.

2. Chuẩn về kỹ năng

2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

* Chuyên ngành Điều khiển và tự động hóa

Người học chuyên ngành Điều khiển và tự động hóa có những kỹ năng:

[LO5-Đ]: Kỹ năng phân tích và thiết kế một phần hoặc toàn bộ một thiết bị, một hệ thống, một quá trình trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa. Thực hiện các sản phẩm điều khiển tự động có tính hiện đại, bền vững, đáp ứng được các nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

[LO6-Đ]: Sử dụng thành thạo các thuật toán, công cụ mô phỏng, thiết kế, kiểm thử trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.

[LO7-Đ]: Kỹ năng lựa chọn thiết bị, tích hợp xây dựng các hệ thống điều khiển tự động trong các nhà máy công nghiệp. Kỹ năng vận hành bảo trì các thiết bị hệ thống điều khiển tự động trong các nhà máy công nghiệp.

[LO8-Đ]: Áp dụng sáng tạo các tri thức học được vào giải quyết các bài toán trong lĩnh vực xây dựng, phát triển và vận hành hệ thống điểu khiển, tự động hóa.

* Chuyên ngành Rô bốt và Trí tuệ nhân tạo

Người học chuyên ngành Rô bốt và Trí tuệ nhân tạo có những kỹ năng:

[LO5-R]: Kỹ năng phân tích, thiết kế các khối điều khiển, giao tiếp ngoại vi, các bộ phận cơ khí, điện-điện tử thành phần, thiết kế kiểu dáng rô bốt; có khả năng xây dựng, phát triển hoặc triển khai, vận hành bảo dưỡng các hệ thống rô bốt phục vụ trong các nghiên cứu, sản xuất công nghiệp và cuộc sống.

[LO6-R]: Sử dụng thành thạo các thuật toán, giải thuật thông minh, công cụ về lập trình robot, các khối điều khiển ngoại vi, học sâu và trí tuệ nhân tạo; các công cụ thiết kế, mô phỏng, kiểm thử trợ giúp thiết kế hệ thống, thiết kế cơ điện, hệ thống thủy lực – khí nén, các bộ phận điều khiển, truyền thông, cảm biến, đo lường và các cơ cấu chấp hành, kiểu dáng rô bốt.

[LO7-R]: Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực rô bốt.

[LO8-R]: Áp dụng sáng tạo các tri thức học được vào giải quyết các bài toán trong lĩnh vực xây dựng, phát triển và vận hành hệ thống rô bốt, điều khiển thông minh.

2.2 Kỹ năng mềm

[LO9] Có khả năng làm việc nhóm, xây dựng và tổ chức nhóm làm việc, lãnh đạo hoạt động và phát triển nhóm, hoạt động hiệu quả trong các nhóm đa ngành, đa lĩnh vực.

[LO10] Có khả năng giao tiếp, lập kế hoạch, thuyết trình, trình bày ý tưởng, thảo luận hiệu quả trong các nhóm làm việc và nhiều môi trường làm việc khác nhau cả trong nước và quốc tế.

[LO11] Có năng lực tiếng Anh tương đương với trình độ với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, hoặc đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế hoặc tương đương.

[LO12] Có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính và các ứng dụng văn phòng phục vụ công việc.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

[LO13] Có ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo trong công việc; có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao; hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.

[LO14] Nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến nghề nghiệp, tình hình đơn vị/tổ chức. Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

[LO15] Có khả năng tự học tập, nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm để thích nghi với môi trường làm việc năng động, có thể chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn.