Thông tin tuyển sinh ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử PTiT 2023

05 SINH VIÊN, 02 HỌC VIÊN KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ NHẬN HỌC BỔNG TOÀN PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG KHOA HỌC SAKURA TẠI NHẬT BẢN NĂM 2023
04/07/2023
Thông tin tuyển sinh ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa PTiT 2023
04/07/2023
Tổng quan

Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử (gồm có 4 chuyên ngành Xử lý tín hiệu và truyền thông, Kỹ thuật Điện tử máy tính, Kỹ thuật Robotics, Thiết kế vi mạch (mở từ 2023), không xét tuyển theo chuyên ngành, khi vào học sinh viên tự chọn chuyên ngành)

1. Mã ngành: 7510301

– Trình độ đào tạo: Đại học

– Cấp bằng: Kỹ sư

– Thời gian đào tạo: 4,5 năm – 09 học kỳ

– Hình thức đào tạo: Chính quy

2. Khối lượng chương trình: 150 tín chỉ (không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm)

3. Chi tiêu:

– Năm 2023: 220

– Năm 2022: 250

– Năm 2021: 230

4. Điểm trúng tuyển:

– Năm 2022: 25,10

– Năm 2021: 25,35

5. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa (A00) hoặc Toán – Lý – Anh (A01)

Thông tin thêm tại: Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, điện tử (ptit.edu.vn)

Hotline: 0877189186

 

CHUẨN ĐẦU RA (Learning Outcomes – LOs)

1. Chuẩn về kiến thức

[LO1]: Hiểu và vận dụng được kiến thức cơ bản về lý luận chính trị Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và các kiến thức về pháp luật Việt Nam vào giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trong thực tiễn. 

[LO2]: Áp dụng tri thức toán học, vật lý, tin học để ứng dụng trong phân tích, mô hình hoá, tính toán hệ thống kỹ thuật.

[LO3]: Sử dụng các kiến thức cơ sở ngành về điện-điện tử, lập trình để phân tích, tính toán, mô phỏng các hệ thống, thiết bị điện, điện tử, thiết kế và thực hiện các thực nghiệm, cũng như phân tích, đánh giá, và diễn giải các kết quả thực nghiệm trong các hệ thống, thiết bị điện tử.

[LO4]: Áp dụng khối kiến thức chuyên môn ngành và chuyên ngành về công nghệ kỹ thuật điện, điện tử để phân tích, đánh giá và diễn giải các kết quả thực nghiệm, thiết kế và thực hiện các thực nghiệm hệ thống điện-điện tử, các thành phần, các tiến trình trong hệ thống phù hợp với những ràng buộc thực tế trên nhiều khía cạnh như kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị, văn hóa, an toàn sức khỏe và bền vững.

2. Chuẩn về kỹ năng

2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

* Chuyên ngành Điện tử máy tính

Người học chuyên ngành Điện tử máy tính có những kỹ năng:

[LO5-Đ]: Có kỹ năng thiết kế các khối điều khiển, giao tiếp ngoại vi, có khả năng xây dựng, phát triển hoặc triển khai, vận hành bảo dưỡng các hệ thống điện – điện tử phục vụ trong các nghiên cứu, sản xuất công nghiệp và cuộc sống.

[LO6-Đ]: Sử dụng thành thạo các thuật toán, công cụ về tích hợp hệ thống nhúng, thiết kế số, ngôn ngữ mô tả phần cứng; các công cụ thiết kế mạch điện tử PCB, các công cụ mô phỏng trợ giúp thiết kế.

[LO7-Đ]: Có tư duy phát triển ứng dụng các thiết bị điện – điện tử theo hướng tiếp cận các xu thế mới như: Internet vạn vật (IoT), Big Data, học máy…

[LO8-Đ]: Hiểu về linh kiện, cụm linh kiện, nguyên tắc an toàn điện trong các hệ thống, bảng mạch điện – điện tử. Nắm chắc các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản trong lĩnh vực điện điện tử.

* Chuyên ngành Xử lý tín hiệu truyền thông

Người học chuyên ngành Xử lý tín hiệu và truyền thông có những kỹ năng:

[LO5-X]: Có khả năng phân tích hệ thống điện tử, kỹ năng thiết kế, đánh giá các quá trình biến đổi và xử lý tín hiệu trong hệ thống thông tin số, các kỹ thuật sử dụng trong truyền thông số hiện đại.

[LO6-X]: Ứng dụng các thuật toán về nén dữ liệu, các thuật toán bảo mật, thiết kế, xây dựng các thuật toán, giải pháp về xử lý tín hiệu và lập trình trên cấu kiện phần cứng.

[LO7-X]: Có kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu, sử dụng thành thạo các thuật toán và công cụ xử lý tín hiệu tương tự và số.

[LO8-X]: Ứng dụng các thuật toán và các chip xử lý tín hiệu số chuyên dụng vào các bài toán thực tế như: Xử lý ảnh, Xử lý âm thanh, Xử lý tín hiệu trong các hệ thống truyền thông và các ứng dụng liên quan đến xử lý tín hiệu khác…

* Chuyên ngành Kỹ thuật Robot

Người học chuyên ngành Robotics có những kỹ năng:

[LO5-R]: Kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của chuyên ngành đào tạo về robot, các hệ thống tự động điều khiển trong những điều kiện, môi trường làm việc khác nhau.

[LO6-R]: Sử dụng thành thạo các thuật toán, công cụ về thiết kế hệ thống, lập trình robot, các khối điều khiển ngoại vi; các công cụ thiết kế, các công cụ mô phỏng trợ giúp thiết kế.

[LO7-R]: Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực robot.

[LO8-R]: Hiểu biết về linh kiện, cụm linh kiện, nguyên tắc an toàn điện trong các hệ thống, bảng mạch điện – điện tử, robotics.

* Chuyên ngành Thiết kế vi mạch

Người học chuyên ngành Thiết kế vi mạch có những kỹ năng:

[LO5-V]: Thiết kế các thiết bị và hệ thống vi điện tử, các hệ thống điện tử máy tính, các ngôn ngữ lập trình, thiết kế vi mạch như VHDL, Verilog, SystemVerilog… phục vụ trong các nghiên cứu, sản xuất công nghiệp của ngành thiết kế vi mạch.

[LO6-V]: Sử dụng các thuật toán, các công cụ điện tử để mô phỏng, phân tích và đánh giá, so sánh khi thiết kế vi mạch.

[LO7-V]: Phân tích, đánh giá và phát triển các thiết bị điện tử máy tính, các hệ thống trên chip (SoC) dựa trên các công nghê học máy, trí tuệ nhân tạo…

[LO8-V]: Tích hợp kiến thức ở mức độ cao, vận dụng linh hoạt các ngôn ngữ thiết kế vi mạch cùng khả năng sáng tạo trong quá trình học tập và phát triển.

2.2 Kỹ năng mềm

[LO9]: Có khả năng làm việc nhóm, xây dựng và tổ chức nhóm làm việc, lãnh đạo hoạt động và phát triển nhóm, hoạt động hiệu quả trong các nhóm đa ngành, đa lĩnh vực.

[LO10]: Có khả năng giao tiếp, lập kế hoạch, thuyết trình, trình bày ý tưởng, thảo luận hiệu quả trong các nhóm làm việc và nhiều môi trường làm việc khác nhau cả trong nước và quốc tế.

[LO11]: Có năng lực tiếng Anh 450 điểm TOEIC tương đương với trình độ B1 khung tham chiếu chung Châu Âu (CEFR) hay Bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

[LO12]: Có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính và các ứng dụng văn phòng phục vụ công việc.

3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

[LO13]: Có ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo trong công việc; có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao; hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước.

[LO14]: Nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến nghề nghiệp, tình hình đơn vị/tổ chức. Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

[LO15]: Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để thích nghi với môi trường làm việc năng động, có thể chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn.