Thông tin về luận án tiến sĩ trước bảo vệ cấp Học viện của NCS.PHẠM THỊ THÚY HIỀN

logo120
Thông báo về việc bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở của NCS.NGUYỄN TRUNG HIẾU
07/07/2016
logo120
Thông báo về việc bảo vệ luận án tiến sĩ cấp cơ sở của NCS. Nguyễn Hà Dương
26/10/2016

Tiêu đề

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU NĂNG HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG QUANG KHÔNG DÂY

Tác giả

 Phạm Thị Thúy Hiền

Chuyên ngành

Điện kỹ thuật / Điện tử – Viễn thông

Nguồn phát hành

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Sơ lược

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài luận án tiến sĩ:
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU NĂNG HỆ THỐNG TRUYỀN
THÔNG QUANG KHÔNG DÂY
Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông
Mã số: 62.52.02.08
Họ và tên nghiên cứu sinh: Phạm Thị Thúy Hiền
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Bùi Trung Hiếu
2. TS. Vũ Tuấn Lâm
Đơn vị đào tạo: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Cơ sở đào tạo: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Đề xuất mô hình kênh truyền thông quang không dây FSO với tín hiệu phát dạng xung
Gauss có tính đến tác động của hiện tượng dãn xung tín hiệu quang đối với các kênh
FSO tốc độ cao.
2. Đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống FSO điểm – điểm:
a) Đề xuất sử dụng kỹ thuật điều chế vị trí xung (PPM) kết hợp với các kỹ thuật
chuyển tiếp bao gồm tách-và-chuyển tiếp điện và khuếch đại-và-chuyển tiếp quang
cho hệ thống FSO điểm-điểm. Xây dựng các biểu thức giải tích đánh giá hiệu năng
hệ thống có tính đến các ảnh hưởng của tham số búp sóng quang cũng như hiệu
ứng dãn xung.
b) Đề xuất sử dụng kết hợp kỹ thuật chuyển tiếp với phân tập thu, điều chế PPM cho
hệ thống FSO điểm-điểm và đánh giá chất lượng hệ thống trong điều kiện có tính
đến nhiễu loạn không khí mạnh và lệch hướng.
3. Đề xuất giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống FSO/CDMA điểm – đa điểm sử dụng kỹ
thuật điều chế PPM đa bước sóng để nâng cao tốc độ truyền tin và sử dụng phương thức
tách chip-và-chuyển tiếp để cải thiện cự ly truyền dẫn.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN HOẶC NHỮNG
VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu của luận án là những mô hình đề xuất mới về mặt lý thuyết
giúp đánh giá và cải thiện hiệu năng các hệ thống FSO. Các mô hình giải tích, các chương
trình tính toán và mô phỏng đánh giá hiệu năng hệ thống FSO nhận được từ luận án sẽ là
các công cụ hỗ trợ hiệu quả cho những nghiên cứu tiếp theo, cho việc thiết kế, đánh giá
tính khả thi và điều kiện hoạt động tin cậy của hệ thống FSO.
Các kết quả nghiên cứu của luận án có khả năng ứng dụng trong việc chế tạo mới
hoặc cải tiến các hệ thống FSO hiện có nhằm đạt được hiệu năng cao. Ngoài ra, các kết quả
nghiên cứu này còn có khả năng ứng dụng trong nghiên cứu và giảng dạy về truyền thông
quang tại các trường Đại học. Kết quả của luận án cũng giúp các nhà quản lý và các nhà
cung cấp có thông tin tham khảo và sở cứ khi lựa chọn và triển khai các hệ thống thiết bị
FSO tại Việt Nam trong tương lai.
Xác nhận của đại diện tập thể
người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Bùi Trung Hiếu
Nghiên cứu sinh
Phạm Thị Thúy Hiền

 

INFORMATION ON DOCTORAL DISSERTATION Title of the thesis: Performance Improvement Methods for Free-Space Optical Communication Systems Specified field of study: Telecommunications Engineering Code of specialty: 62.52.02.08 Name of the candidate: Phạm Thị Thúy Hiền Name of the research supervisors: 1. Assoc. Professor Bùi Trung Hiếu, Ph.D. 2. Vũ Tuấn Lâm, Ph.D. Academic Institution: Posts and Telecommunications Institute of Technology THE SCIENTIFIC CONTRIBUTIONS The scientific contributions of the thesis are as follows: 1. Propose a novel model for free-space optics (FSO) channel for Gaussian pulse that is can be used to evaluate the effect pulse broadening on the performance of high datarate FSO systems. 2. Propose performance improvement methods for point-to-point FSO systems: a) Propose to use pulse position modulation (PPM) in the combination with relaying techniques including electrical detect-and-forward and optical amplify-and-forward for point-to-point FSO systems. Mathematical models were built for evaluating the performance of electrical/all-optical relay-assisted FSO systems considering the effect of optical beam and pulse broadening. b) Propose a method that is the combination of receiver diversity, relaying technique, and pulse position modulation (M-PPM) to improve the performance of point-topoint FSO systems over strong atmospheric turbulence channel and pointing errors. 3. Propose performance improvement methods for point-to-multipoint FSO/CDMA systems, including a novel multi-wavelength PPM scheme for improving the user’s data-rate and the use of relaying technique based on chip detect-and-forward (CDF) to improve the transmission distance. ON PRACTICAL APPLICABILITY AND FURTHER STUDIES Research contributions of this thesis are novel proposals in terms of theoretical models for performance evaluation and improvement of FSO systems. Mathematical models and simulation programs obtained in this study are efficient tools for future studies in terms of system design, and evaluating the feasibility and reliability of FSO systems. The research results of the thesis have potential application in the manufacture of new or improving existing FSO systems to achieve high performance. In addition, the results of this study also have potential application in the study and teaching of optical communications at the Universities. The results of the thesis also help managers and providers to have reference information when choosing and deploying the FSO systems in Vietnam in the future. Research supervisors Assoc. Professor Bùi Trung Hiếu, Ph.D. Candidate Phạm Thị Thúy Hiền

ISBN Chưa xác định

Tài liệu tham khảo