Thông báo về việc thu hồ sơ xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập Học kỳ 2 năm học 2016 – 2017

Thông báo về việc thu hồ sơ xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập Học kỳ 2 năm học 2016 – 2017
21/03/2017
Thông báo kế hoạch thu học phí các môn học lại, cải thiện, văn bằng 2 chính quy học kỳ II năm học 2016-2017
22/03/2017

Căn cứ Quyết định số 879/QĐ-BTTTT ngày 25/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2012;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020 – 2021;

Căn cứ Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về việc quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Căn cứ công văn số 2884/BTTTT-KHTC ngày 07/09/2015 về việc báo cáo tình hình hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;

Để có sơ sở lập danh sách sinh viên được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập học kỳ 2 năm học 2016 – 2017 đối với các đối tượng là sinh viên hệ đại học, cao đẳng và sinh viên hệ liên thông cao đẳng – đại học chính quy tại các cơ sở đào tạo của Học viện, Học viện thông báo hướng dẫn sinh viên nộp hồ sơ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập về Học viện, cụ thể như sau:

  1. Đối tượng và hồ sơ xét miễn, giảm học phí:
TT Đối tượng được xét miễn/giảm học phí Hồ sơ cần nộp(Bản sao có chứng thực không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ và phải có bản chính để đối chiếu)
1 – Sinh viên là con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8/1945;- Sinh viên là con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; con của Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Sinh viên là con của liệt sỹ;

– Sinh viên là con của thương binh;

– Sinh viên là con của người được hưởng chính sách như thương binh;

– Sinh viên là con của bệnh binh;

– Sinh viên là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

1. Đơn đề nghị MGHP (Mẫu 1a)2. Bản sao giấy khai sinh.

3. Giấy xác nhận thuộc đối tượng người có công và thân nhân người có công do cơ quan quản lý đối tượng người có công hoặc UBND xã cấp.

4. Bản sao hộ khẩu thường trú

5. Giấy cam kết (Mẫu 3)

2 Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo 1. Đơn đề nghị MGHP (Mẫu 1a).

2. Bản sao giấy khai sinh.

3. Kết luận của Hội đồng xét duyệt Trợ cấp xã hội cấp xã (Mẫu 2– Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012);

4. Bản sao sổ hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo/hộ cận nghèo năm 2016.

5. Bản sao hộ khẩu thường trú

6. Giấy cam kết (Mẫu 3).

3 Sinh viên từ dưới 22 tuổi:– Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;

– Mồ côi cả cha lẫn mẹ;

– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật;

– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

– Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Cả cha và mẹ mất tích theo quy định của pháp luật;

– Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

– Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội;

– Cha hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

1. Đơn đề nghị MGHP (Mẫu 1a).

2. Bản sao giấy khai sinh.

3. Bản sao giấy chứng tử của cha, mẹ hoặc giấy xác nhận của UBND xã/phường về hoàn cảnh gia đình.

4. Bản sao hộ khẩu thường trú

5. Giấy cam kết (Mẫu 3).

4 Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo 1. Đơn đề nghị MGHP (Mẫu 1a).2. Bản sao giấy khai sinh

3. Bản sao sổ hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo/hộ cận nghèo năm 2016

4. Bản sao hộ khẩu thường trú

5. Giấy cam kết (Mẫu 3).

5 Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người (La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn (Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại phụ lục I) 1. Đơn đề nghị MGHP (Mẫu 1a).2. Bản sao giấy khai sinh

3. Bản sao hộ khẩu thường trú.

4. Giấy cam kết (Mẫu 3   ).

6 Sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại phụ lục I) 1. Đơn đề nghị MGHP (Mẫu 1a).2. Bản sao giấy khai sinh

3. Bản sao hộ khẩu thường trú.

4. Giấy cam kết (Mẫu 3).

 

7

Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; 1. Đơn đề nghị MGHP (Mẫu 1a).2. Bản sao giấy khai sinh.

3. Bản sao sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của bố/mẹ do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động.

4. Bản sao hộ khẩu thường trú

5. Giấy cam kết (Mẫu 3).

  1. Đối tượng và hồ sơ xét hỗ trợ chi phí học tập
TT ĐỐI TƯỢNG HỔ SƠ(Bản sao có chứng thực không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ và phải có bản chính để đối chiếu)
1   

Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo

 

 

 

1. Đơn đề nghị hỗ trợ CPHT (Mẫu 1b).

2. Bản sao giấy khai sinh

3. Bản sao giấy chứng nhận dân tộc thiểu số; sổ hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo/hộ cận nghèo năm 2016.

4. Bản sao hộ khẩu thường trú

5. Giấy cam kết (Mẫu 3).

III. Thời gian nộp hồ sơ xin miễn, giảm học phí và trợ cấp xã hội

1. Sinh viên thuộc đối tượng miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và nộp cho đơn vị quản lý công tác sinh viên tại các cơ sở đào tạo, cụ thể như sau:

– Cơ sở đào tạo Hà Nội: Ô số 3, Văn phòng Giao dịch một cửa (Bộ phận Phòng Chính trị và Công tác sinh viên)

– Cơ sở Học viện tại TP. Hồ Chí Minh: Phòng Giáo vụ và Công  tác sinh viên

2. Việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí được xét theo học kỳ, vì vậy sinh viên phải nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời gian quy định. Học viện sẽ không giải quyết trường hợp sinh viên nộp hồ sơ thiếu và không đúng thời gian quy định.

3. Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 20/03/2017 – 31/03/2017.

* Lưu ý

– Đối với sinh viên các khóa đã được xét duyệt miễn, giảm học phí trong học kỳ 1 năm học 2016-2017 không phải nộp bổ sung hồ sơ. Riêng sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo phải nộp bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017.

– Các sinh viên tạm ngừng học quay trở lại học tập từ học kỳ 2 năm học 2016 – 2017 nộp bổ sung đơn theo mẫu 1a, 1b.

– Chính sách hỗ trợ chi phí học tập không áp dụng cho sinh viên cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.

– Sinh viên  thuộc diện được miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí tại một trường duy nhất.

– Sinh viên học cùng lúc 2 chương trình đào tạo tại Học viện chỉ được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập ở 1 chương trình đào tạo.

– Chỉ áp dụng chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với các kỳ học chính, không áp dụng đối với học kỳ hè (học kỳ phụ).

– Không thực hiện việc miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên trong thời gian bị kỷ luật buộc ngừng học, thời gian sinh viên ngừng học để trả nợ.

Học viện thông báo và yêu cầu Học viện Cơ sở, các Khoa đào tạo, các Phòng/Ban/Trung tâm có liên quan; Ban cán sự các lớp sinh viên và các sinh viên có liên quan triển khai thực hiện.

QD mien giam hoc phi và mẫu đơn đề nghị

Mẫu đơn xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

1189 lượt xem