Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông chiếm 50% số đội vượt Bán kết Cuộc đua số

8/10 sinh viên Học viện đạt Giải trong Kỳ thi Olympic Toán học học sinh – sinh viên toàn quốc năm 2019
10/04/2019
Thông báo nhận hồ sơ Chương trình học bổng Khoa học Công nghệ đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ du học tại nước ngoài của Tập đoàn Vingroup dành cho ứng viên nộp hồ sơ năm học 2019 – 2020 và 2020 – 2021
17/04/2019

Bốn đội mạnh nhất khu vực phía Bắc đã lộ diện sau đêm thi Bán kết kịch tính tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Cầu Giấy (Trần Quý Kiên, Hà Nội) ngày 11/4. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có 2 đại diện. Số còn lại thuộc ĐH Công nghệ và Học viện Kỹ thuật Quân sự.

20h30 ngày 11/4, vòng thi Bán kết khu vực miền Bắc bắt đầu. Tám đội tuyển gồm: C213, Rolling Thunder (Đại học FPT); UET Fastest, UET ModelX (Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội); MTA R4F (Học viện Kỹ thuật quân sự); Fast and Fiery, PTIT Word.exe (Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông); HAUI.notTrashCar (Đại học Công nghiệp Hà Nội) được chia thành 4 cặp đấu chọn ra 4 đội có thành tích cao nhất để vào vòng Chung kết. Trước đó các đội thi có 1 ngày để chạy thử trên sa hình của Ban tổ chức.

Hơn 1.000 cổ động viên và những người yêu thích công nghệ đã đến cổ vũ cho các đội thi. Các tràng pháo tay, khẩu hiệu, trống chiêng vang lên không ngớt khiến không khí nhà thi đấu quận Cầu Giấy trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Mỗi đội thi sẽ có 2 lượt thi đấu với thời gian 3 phút. Trong thời gian thi đấu, các đội sẽ được phép cho xe chạy bao lâu tùy ý. Khi xe vi phạm các lỗi: Ra ngoài đường đua, đâm vào vật cản, đi sai hướng… các đội thi được quyền cho xe đi lại từ đầu. Đường đua năm nay được bổ sung các thử thách phức tạp hơn so với mùa trước như bóng đổ, vùng tuyết, giới hạn đường bằng hàng cây và các góc cua với góc lớn hơn.

Các đội đua bắt đầu lượt thi đấu thứ nhất với khá nhiều lỗi. Chiếc xe của đội C213 không thể di chuyền sau khi bắt hiệu lệnh bắt đầu trong khi xe của đội UET ModelX liên tục đi sai đường, hoặc đi ra ngoài đường đua. Tình trạng tương tự cũng xảy ra với xe đua của HAUI.notTrashCar và Rolling Thunder.

Trận đấu được mong đợi nhất diễn ra giữa 2 đối thủ đầy duyên nợ UET Fastest và MTA R4F. Trong trận đấu Chung kết mùa giải 2017-2018, các chàng trai đến từ Học viện Kỹ thuật quân sự đã thiếu một chút may mắn để tuột mất chức vô địch vào tay đội tuyển của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Không nằm ngoài dự đoán, khi tín hiệu bắt đầu được bật, xe đua của MTA F4F chạy băng băng trên đường đua với những khúc cua mượt mà. Trong khi đó xe của UET Fastest khởi động chậm hơn với 3 lần xuất phát lại.

Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh lại các thông số, xe đua của nhà đương kim vô địch khiến khán giả phải ồ lên với tốc độ “kinh hoàng” của mình. Chiếc xe tự hành lao đi như một xe đua thực thụ. Bình luật viên Mạnh Quân nhận xét mọi người sẽ thấy chóng mặt nếu theo dõi phần trình diễn của chiếc xe qua camera hành trình.

Những thử thách khó nhất của bài thi được cả hai đội vượt qua một cách dễ dàng. Bằng tốc độ vượt trội của mình, đội UET Fastest đã vươn lên dẫn đầu với thành tích đi hết một vòng đua trong 21 giây. Xếp ngay sau là kỳ phùng địch thủ MTA R4F với 5 giây kém hơn.

Trong thời gian 15 phút nghỉ ngơi, các đội ở nửa dưới bảng xếp hạng tranh thủ từng phút để điều chỉnh lại các thông số xe đua.

Bước vào lượt thi thứ 2, các đội tuyển nhập cuộc tốt hơn với quãng đường đi được dài hơn so với lượt thi đầu. Áp dụng chiến thuật chậm mà chắc, hai đội đến từ Học việc Công nghệ Bưu chính viễn thông đều đi hết một vòng đua.

Trong khi đó xe đua của đại diện Đại học FPT vẫn chưa thể thực hiện các yêu cầu một cách chính xác. Xe liên tục gặp lỗi ở những vòng cua quyết định.

Mặc dù có phần di chuyển khá chắc chắn nhưng xe đua của HAUI.notTrashCar đâm phải vật cản khi gần đến vạch đích.

Mặc dù có phần di chuyển khá chắc chắn nhưng xe đua của HAUI.notTrashCar đâm phải vật cản khi gần đến vạch đích.

Mặc dù có phần di chuyển khá chắc chắn nhưng xe đua của HAUI.notTrashCar đâm phải vật cản khi gần đến vạch đích.

Vòng Bán kết khu vực phía Bắc kết thúc với vị trí dẫn đầu thuộc về UET Fastest (Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội) xếp sau lần lượt là các đội MTA R4F (Học viện Kỹ thuật quân sự), Fast and Fiery và PTIT Word.exe (Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông). Bốn đội sẽ đại diện khu vực phía Bắc thi đấu vòng Chung kết cùng 4 đại diện phía Nam và 2 đội khách mời quốc tế vào cuối tháng 5 tới đây.

Trước đó, chiều 7/4, vòng Bán kết Cuộc đua số phía Nam đã diễn ra tại nhà thi đấu ĐH Bách khoa TP HCM. Vòng này quy tụ 8 đội tuyển mạnh nhất khu vực gồm KOR, PPL Lover (đến từ ĐH Bách khoa TP HCM); LHU Speed, LHU The Walkers (ĐH Lạc Hồng); HCMUS Team 09, Dateh IT (ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM); SQ26 (ĐH Thông tin liên lạc, Nha Trang) và CDSNTU2 (ĐH Nha Trang). Sau 3 giờ tranh tài kịch tính, 4 đội thi gồm: SQ26 (ĐH Thông tin liên lạc), CDSNTU2 (ĐH Nha Trang), Dateh IT (ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM) và LHU The Walkers (ĐH Lạc Hồng) đã ghi tên vào Chung kết Cuộc đua số 2018-2019.

Cuộc đua số mùa 2018-2019 được chính thức khởi động ngày 11/10 với sự đồng tổ chức của VTV. Trong lần thứ 3 tổ chức, đề thi cũng được nâng cao hơn so với năm trước. Tại vòng chung kết, các đội thi sẽ phải lập trình để xe chạy được theo làn đường trong điều kiện ánh sáng thay đổi; tránh được vỉa hè; khoanh vùng, xác định và tránh được vật cản (với hình dáng bất kỳ) xuất hiện trên đường, tự động phân tích loại vật cản đâm được hay không đâm được để từ đó ra quyết định di chuyển; nhận dạng và hành động được theo biển báo giao thông.

Để đáp ứng các bài toán công nghệ ngày càng nâng cao đó, tại cuộc thi năm nay, FPT cũng nâng cấp phiên bản mô hình xe tự hành lên tỷ lệ 1/7 với động cơ mạnh mẽ hơn, khung xe chắc chắn tích hợp hệ thống giảm sóc. Điều này khiến chiếc xe đua có thể đạt tốc độ tối đa cao hơn nhưng cũng đặt ra các bài toán phức tạp hơn để điều khiển xe hoạt động chính xác. Bảng mạch chủ được nâng cấp chuyên để xử lý đồ họa và trí tuệ nhân tạo, camera có khả năng chuyển động và góc nhìn mở rộng…

Nguyễn Thắng

Nguồn: internet

2791 lượt xem