VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Địa chỉ : Tầng 6, 7, Số 122 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 04-35746799
Fax : 04-37339432

Phó Viện trưởng;

Phụ trách Viện

: TS. Trần Đình Nam
E-mail : namtd@ptit.edu.vn
Phó Viện trưởng : TS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
E-mail :yennth@ptit.edu.vn
Website https://eript.ptit.edu.vn

Viện Kinh tế Bưu Điện được thành lập theo quyết định số 812/QĐ ngày 28/05/1975 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện là  đơn vị trực thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Viện Kinh tế Bưu điện trải qua trên 45 năm xây dựng và trưởng thành, Viện Kinh tế Bưu điện tự hào đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của ngành Bưu điện trở thành đơn vị nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế Bưu chính Viễn thông, nay là ngành Thông tin và Truyền thông và đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong hoạt động đào tạo của Học viện. Viện luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua của Ngành. Với đội ngũ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu có nhiều kinh nghiệm, đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, luôn năng động sáng tạo, cập nhật kịp thời kiến thức mới sẵn sàng phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển của ngành và của xã hội trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Tên giao dịch tiếng Anh: Economic Research Institute of Posts and Telecommunications (ERIPT).

Chức năng và nhiệm vụ:

Viện Kinh tế Bưu điện là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản để giao dịch theo quy định của pháp luật, được tự chủ hoạt động theo quy định của pháp luật và phân cấp của giám đốc Học viện. Viện Kinh tế Bưu điện có các nhiệm vụ chính sau: 

  1. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức tuyển sinh, quản lý đào tạo trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học của Học viện và các hình thức đào tạo khác;
  2. Thực hiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm; sản xuất kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; làm dịch vụ khoa học và công nghệ;
  3. Triển khai hoạt động nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu đón đầu, dự báo phát triển; nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế của ngành Thông tin – Truyền thông và các lĩnh vực khác; 
  4. Tổ chức nghiên cứu, tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành đối với các lĩnh vực hoạt động trong chức năng quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông và xã hội; 
  5. Tổ chức nghiên cứu và tham gia xây dựng các chính sách về giá cước; nghiên cứu, điều tra, khảo sát và phát triển thị trường trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông; 
  6. Tổ chức nghiên cứu, tham gia triển khai các kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong ngành Thông tin và Truyền thông và xã hội; 
  7. Tổ chức nghiên cứu các hoạt động về tài chính, kế toán phục vụ quản lý điều hành và phát triển của trong và ngoài ngành; 
  8. Triển khai dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp cho các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài ngành Thông tin và Truyền thông; 
  9. Tham gia, thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ do Học viện, các Bộ, Ngành và Nhà nước giao theo các chương trình, đề án, đề tài, nhiệm vụ về khoa học và công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; 
  10. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo do Học viện giao (Mở ngành, quản lý đào tạo, giảng dạy, hướng dẫn người học nghiên cứu, thực hành, thực tập, làm luận văn, luận án tốt nghiệp; tham gia biên soạn chương trình, giáo trình, bài giảng, thí nghiệm thực hành…); nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và thực tiễn để đổi mới chương trình đào tạo, nâng cáo chất lượng các khóa luận/luận văn tốt nghiệp);
  11. Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn để chuyển giao công nghệ, kiến thức; Tham gia đào tạo, bồi dưỡng ở các cơ sở đào tạo của Học viện; 
  12. Quan hệ hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và đào tạo;
  13. Thực hiện các nhiệm vụ khác Học viện giao.